THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:11

Huyện Tri Tôn (An Giang):Nông dân Khmer thoát nghèo từ trồng màu

 

Theo số liệu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, trong tổng diện tích đất nông nghiệp 45.000 ha, có khoàng 6.000 ha là đất ruộng trên (chân ruộng cao). Diện tích ruộng trên tuy không lớn, nhưng lại là đất sản xuất chính tạo ra nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình Khmer. Do canh tác phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nên trước đây năng suất lúa thấp, bấp bênh kém hiệu quả kinh tế, nên tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao.

Thực hiện Nghị quyết 09 – NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, huyên Tri Tôn đã xây dựng kế hoạch triển khai 7 quy hoạch của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Theo đó, Tri Tôn đã thực hiện chuyển đổi cây trồng gắn với công nghệ cao và liên kết với doanh nghiệp thu mua để tạo sự ổn định về đầu ra cho nông sản của nông dân. Cụ thể Tri Tôn đã lien kết với Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, xây dựng một nhà máy sơ chế dược liệu tại ấp Tà Dung, xã Lương Phi và phát triển diện tích trồng dược liệu, chủ yếu là rau tần dày lá lên 20 ha/năm, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho nông dân trong vùng.

 

Nông dân huyện Tri Tôn phát triển vùng cây dược liệu, chủ yếu là rau tần dày lá cung cấp cho Công ty cổ phần Dược Hậu Giang                  

Đối với vùng đất trồng lúa kém hiệu quả huyện vận động nông dân chuyển sang chuyên canh rau màu theo hướng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, để tăng giá trị kinh tế. Theo đó nông dân các xã Lương An Trà, Vĩnh Phước đã xây dựng được 65 ha vùng chuyên canh rau màu hữu cơ trên nền đất lúa, với các loại như: Khoai mì, khoai môn, kiệu, cà tím, bí hồ lô…Đặc biệt huyện đã và đang chuyển đổi vụ lúa hè thu kém hiệu quả sang trồng màu, với 4 nhóm như: Mè đen, mè vàng, đậu phộng, đâu xanh, khoai cao. Hiện nay huyện đã đưa giống mè đen mới là ADB1, LD1 để nông dân trồng cho năng suất cao đạt 1 – 1,2 tấn/ha, hiệu quả gấp 1,5 – 2,5 lần trồng lúa.

 Nhờ chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng kiệu nhiều nông dân xã Vĩnh Phước thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Theo lãnh đạo UBND huyện, đối với 350 ha đất ruộng trên, do không có nước tưới vào vụ đông xuân (mùa khô), huyện vận động nông dân trồng mè và đậu xanh là loại cây màu chịu hạn tốt, cho năng xuất cao. Đối với trên 300 ha đất ruộng trên có nước, nhưng  hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, huyện quy hoạch cơ cấu sản xuất theo hướng vụ đông xuân, hè thu trồng màu còn vụ thu đông trồng lúa đặc sản của địa phương.Từ khi các xã Lê Tri, Ô Lâm, An Tức được đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống kêng mương, đã giúp cho đồng bào Khmer nơi đây phát triền các loại cây màu rất hiệu quả, tang hệ số quay vòng cho hàng ha đất lên 2- 3 vụ/năm. Nhở đó mà nhiều hộ Khmer đã vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu từ cây mè, đậu xanh, kiệu, gừng…./.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh