CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:17

Hướng dẫn đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản

 

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhằm triển khai thực hiện công văn số 1123/LĐTBH-QLLĐNN ngày 4/6/2016 của Bộ LĐ-TB&XH về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã trao đổi và thống nhất với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) một số nội dung liên quan đến hợp tác đưa Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn chi tiết thêm một số nội dung như: Về số lượng doanh nghiệp phái cử của Việt Nam hợp tác với một tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản (được gọi là “Tổ chức quản lý giám sát”) yêu cầu tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận dưới 100 thực tập sinh Việt Nam được hợp tác với không quá 3 doanh nghiệp phái cử của Việt Nam. Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 100 đến dưới 200 thực tập sinh Việt Nam được hợp tác với không quá 5 doanh nghiệp phái cử của Việt Nam. Và không hạn chế số lượng doanh nghiệp phái cử của Việt Nam hợp tác với tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 200 thực tập sinh Việt Nam trở lên.


Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản (nguồn Internet)

 

Số lượng thực tập sinh tiếp nhận trong năm của các tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản được tính theo năm dương lịch của năm trước thời điểm xem xét. Các doanh nghiệp phái cử Việt Nam phải chủ động thảo luận với các tổ chức tiếp nhận đang hợp tác để thống nhất việc tiếp tục hợp tác sau ngày 1/10/2016. Trong trường hợp tổ chức tiếp nhận và doanh nghiệp phái cử ngừng hợp tác tiếp nhận thực tập sinh thì tổ chức tiếp nhận và doanh nghiệp phái cử vẫn phải tiếp tục phối hợp quản lý số thực tập sinh do hai bên đã đưa sang và hiện vẫn đang trong thời gian thực tập tại Nhật Bản. Quyền và nghĩ vụ của hai bên trong “Hợp đồng phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng” vẫn còn hiệu lực cho đến khi toàn bộ thực tập sinh do hai bên hợp tác đưa sang Nhật Bản đã trở về Việt Nam. Trong trường hợp tổ chức tiếp nhận nhiều thực tập sinh hơn trong năm tới và cần tăng số lượng doanh nghiệp phái cử thì thông báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về kế hoạch, kèm theo các tài liệu chứng minh. Cục sẽ xem xét, chấp thuận số lượng daonh nghiệp phái cử được hợp tác phù hợp với kế hoạch của tổ chức tiếp nhận.

Về bảo hiểm tổng hợp, doanh nghiệp phái cử đàm pháp, thống nhất với tổ chức tiếp nhận theo hướng hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần phí bảo hiểm tổng hợp cho thực tập sinh, phần còn lại do thực tập sinh chi trả. Trường hợp tổ chức tiếp nhận không hỗ trợ kinh phí mà thực tập sinh có nhu cầu mua bảo hiểm tổng hợp thì tổ chức tiếp nhận hỗ trợ thực tập sinh mua bảo hiểm, thực tập sinh chi trả phí bảo hiểm. Doanh nghiệp phái cử Việt Nam có trách nhiệm phổ biến cho thực tập sinh nội dung của bảo hiểm tổng hợp để thực tập sinh quyết định tham gia hay không tham gia bảo hiểm tổng hợp.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết, về hợp đồng ký giữa doanh nghiệp phái cử và tổ chức tiếp nhận Nhật Bản, để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại quyền lợi của thực tập sinh, nếu tổ chức tiếp nhận thực tập sinh của Nhật Bản ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp phái cử Việt Nam thì các điều kiện của hợp đồng ký với doanh nghiệp phái cử sau không được thấp hơn các điều kiện của hợp đồng đã được ký với doanh nghiệp phái cử trước đó. Trường hợp hợp đồng ký với doanh nghiệp phái cử trước đó nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện theo công văn số 1123/BLĐTBXH-QLLĐNN của Bộ LĐ-TB&XH và tổ chức tiếp nhận có văn bản giải trình, chứng minh được lý do hợp lý việc ký kết các điều kiện thấp hơn, thì Cục Quản lý lao động ngoài nước tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp phái cử đang hợp tác trước đó để làm căn cứ xem xét cho thực hiện.

Phạm Trung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh