CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:33

Hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào ngày càng thiết thực

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trước các thách thức trong khu vực và thế giới

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) và ông Vilayphong Sisomvang, Cục trưởng Cục Kế hoạch và Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐPLXH) Lào đã nêu vắn tắt tình hình hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào 2019 - 2021 và định hướng, kế hoạch giai đoạn 2021- 2025.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, hoạt động hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ LĐPLXH Lào trong những năm qua ngày càng thiết thực, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hai nước đã tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: Tổ chức các cuộc họp trực tuyến giữa các ban, bộ, ngành, địa phương nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm phòng chống và điều trị Covid -19, đồng thời thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về hợp tác lao động trong Kỳ họp lần hai của Tổ công tác về thực hiện Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam – Lào 2013.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo

Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2019 tới nay đã có 72 cán bộ, giáo viên của Lào tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam, trong đó có 20 học bổng đào tạo ngắn hạn từ nguồn ODA của Chính phủ Việt Nam; 73 sinh viên Lào đã và đang tham gia học tập dài hạn trình độ thạc sĩ, đại học các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, điện, điện tử, kỹ thuật ô tô, bảo hiểm, quản trị nhân lực, công tác xã hội, kỹ thuật viên chỉnh hình, phục hồi chức năng… tại 4 Trường đại học sư phạm kỹ thuật trực thuộc Bộ; trong đó có 32 học bổng toàn phần từ nguồn ODA của Chính phủ Việt Nam. 

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 3.

Ông Ngô Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế trao đổi, cập nhật nội dung mới về Bộ luật Lao động của Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII, ông Nguyễn Mạnh Cường cũng chia sẻ một số thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, trong đó có các đột phá chiến lược, ưu tiên đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 4.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước trao đổi về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020.

Theo ông Vilayphong Sisomvang, giai đoạn 2019 - 2021, do bối cảnh khu vực, quốc tế và toàn cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nhân dân nhiều nước, trong đó, Lào và Việt Nam là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện Hợp tác giữa Bộ Lao động hai nước, một số hoạt động không thể thực hiện, như: Trao đổi đại biểu hai Bộ, trao quyền cho cán bộ và trao đổi bài học kinh nghiệm, thực hiện các thỏa thuận hợp tác lao động, trao đổi các chuyến thăm với đại biểu cấp cao người có công với cách mạng, thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong việc phân bổ nguồn vốn ODA ngắn hạn và dài hạn; tham gia cuộc họp thường niên của Đoàn công tác đặc biệt Chính phủ Lào - Việt Nam và các hoạt động khác xoay quanh quan hệ hợp tác song phương của hai Bộ.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào 
giai đoạn 2019 - 2021  - Ảnh 5.

Bà Vanny Keo Xayavong - Phó Cục trưởng Cục Việc làm và Phát triển kỹ năng – Lào chia sẻ về tình hình thực hiện cấp phép cho lao động Việt Nam tại Lào

Tuy nhiên, trước những khó khăn đó, hai bên đã nỗ lực phối hợp, điều chỉnh mô hình hợp tác phù hợp với điều kiện mới nhằm trao đổi thông tin về lao động và phúc lợi xã hội. Việt Nam đã nỗ lực cung cấp tài liệu giảng dạy và học tập cho Viện Phát triển Kỹ năng Lào - Hàn Quốc, Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội, CHDCND Lào để sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nghề sửa chữa ô tô, trị giá 82.946,48 USD, thông qua Công ty TNHH Sản xuất và Đào tạo Tấn Phát. Ngoài ra, các quan chức cấp cao của hai Bộ đã trao đổi các lời chúc mừng nhân ngày quan trọng của Lào và Việt Nam, các ý kiến đóng góp về lao động và phúc lợi xã hội được tích cực đưa vào các văn kiện quan trọng của Chính phủ hai nước.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 6.

Ông Đặng Đức Thuận, Phó Chánh Văn phòng Bộ chia sẻ thông tin về nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội

Tăng cường quan hệ thực chất và khả năng hợp tác trong bối cảnh mới

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ sẵn sàng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp Lào; đồng thời cũng mong muốn lắng nghe và trao đổi những kinh nghiệm, định hướng và thực tiễn tốt của Lào trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giai đoạn tới, tập trung vào các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hợp tác về phúc lợi xã hội; đánh giá các hoạt động hợp tác đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp, phương hướng hợp tác trong thời gian tới, đảm bảo phù hợp với bối cảnh mới.

"Chúng tôi đề nghị hai bên rà soát kết quả hợp tác trong thời gian qua, đồng thời thống nhất phương hướng để hợp tác giữa hai Bộ và hai nước trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo những hoạt động hợp tác này sẽ ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của cả hai nước; đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang có nhiều đổi thay và biến động trước tác động của dịch bệnh. Từ đó đi đến thống nhất được toàn bộ những nội dung của dự thảo Báo cáo kết quả hợp tác lao động và xã hội giai đoạn 2019 - 2021 và dự thảo Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giữa hai Bộ nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Xã hội lần thứ 7 dự kiến tổ chức vào thời gian tới", ông Cường nhấn mạnh.

Về phía Bộ LĐPLXH Lào, ông Vilayphong Sisomvang cho rằng, Hội thảo này là cơ hội tốt và rất quan trọng để hai bên cùng nhau xem xét, thảo luận, trao đổi thông tin, kỹ thuật nhằm xác định phương hướng hợp tác trong năm tới (2021 - 2025) nhằm định hướng cho lãnh đạo hai nước Việt Nam cũng như giữa hai Bộ.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 7.

Thúc đẩy hợp tác lao động và xã hội Việt Nam - Lào giai đoạn 2019-2021  - Ảnh 8.

Các đại biểu Việt Nam và Lào chụp ảnh lưu niệm

Tại Hội thảo, hai bên đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật chính sách và thực tiễn về các nội dung cụ thể như sau: Phiên II: Hợp tác trong lĩnh  vực lao động và việc làm, gồm 2 nội dung: (1) Trao đổi, cập nhật  nội dung mới về luật pháp, chính sách và tình hình lao động, việc làm của Việt Nam và Lào; (2) Kiểm điểm tình hình hợp tác lao động thông qua Tổ công tác về thực hiện Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam – Lào. Phiên III: Hợp tác trong lĩnh vực phúc lợi xã hội: Trao đổi chia sẻ thông tin về nỗ lực phòng chống dịch Covid 19 và phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội. Phiên IV: Hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ, hội nhập quốc tế. Phiên V: Thảo luận chung về đánh giá kết quả hợp tác và định hướng, thảo luận về khả năng hợp tác trong bối cảnh mới, như: Hợp tác về công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch, văn phòng, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, hợp tác kỹ thuật đối thoại chính sách, trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia xây dựng luật pháp, chính sách về quản lý lao động nước ngoài, phát triển thị trường lao động, cải cách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương…; hợp tác trong các xu hướng mới về lao động việc làm: Chuyển đổi số, ứng phó dịch bệnh, tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu… Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận để đi đến thống nhất về: Nội dung của báo cáo hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2019 - 2021; nội dung dự thảo Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giữa hai Bộ; kế hoạch tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Lao động Xã hội Việt Nam - Lào lần thứ 7.

Thùy Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh