THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:03

Họp khẩn về nguy cơ thiếu nước vụ Đông Xuân khu vực Bắc bộ

Nguy cơ thiếu nước vụ Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp họp khẩn với 11 tỉnh, thành - Ảnh 1.

Đại biểu tham dự Hội nghị sáng 28/12

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm 2020 từ 30 – 60mm/tháng. Dòng chảy trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 – 50%.

Lượng mưa thấp ảnh hưởng đến dòng chảy trên các lưu vực sông và tích nước các hồ chứa. Dự kiến, đến thời gian bắt đầu các đợt xả nước, dung tích các hồ đạt trung bình 61% dung tích thiết kế, tương đương khoảng 10 tỷ m3 (thấp hơn 6,8 tỷ m3 so với vụ Xuân 2019).

Cụ thể, hồ Hoà Bình đạt 56% dung tích thiết kế (mức trữ thấp nhất trong 30 năm qua kể từ khi đi vào vận hành khai thác); Sơn La đạt 56% dung tích thiết kế, Thác Bà đạt 52% dung tích thiết kế, Tuyên Quang đạt 85% dung tích thiết kế.

Nguy cơ thiếu nước vụ Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp họp khẩn với 11 tỉnh, thành - Ảnh 2.

Đại biểu cho ý kiến tham góp tại Hội nghị

Trước diễn biến mực nước nêu trên, Cục trưởng Cục Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTTN) Nguyễn Như Cường nhận định: Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, tại 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ (các địa phương có nhu cầu lấy nước từ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình), diện tích gieo cấy có nguy cơ khó khăn về lấy nước khoảng 7.400/529.000ha.

Đáng chú ý trong đó, tập trung tại 4 địa phương: Hà Nội 4.800ha, Bắc Ninh 550ha; Vĩnh Phúc 1.400ha; Phú Thọ 640ha. Đặc biệt, diện tích gieo cấy lúa có nguy cơ bị hạn, rất khó khăn trong việc lấy nước khoảng 3.700ha. Trong đó, riêng Hà Nội, diện tích này chiếm tới 3.600ha. Một số huyện có nguy cơ hạn nặng là: Sóc Sơn, Quốc Oai, Mê Linh, Phúc Thọ, Ba Vì…

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dù diện tích canh tác lúa vụ Đông Xuân 2019 – 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ không quá lớn, tuy nhiên, đây lại là vụ mùa chính, quyết định sản lượng cả năm.

Thực tế, vụ Đông Xuân thường bị chi phối bởi hai yếu tố: Thời tiết và nguồn nước. Đến nay, vấn đề thời tiết đã dần xử lý được bằng quy trình canh tác cải tiến đúc kết từ xưa đến nay. Tuy nhiên, nguồn nước vẫn là câu chuyện rất đáng lo ngại.

Nguy cơ thiếu nước vụ Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp họp khẩn với 11 tỉnh, thành - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Trước nhận định về việc mực nước các hồ chứa cấp nước chính cho vụ Đông Xuân bị thiếu hụt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương cần căn cứ lịch lấy nước, xây dựng kế hoạch chi tiết để chủ động điều tiết cho phù hợp thực tiễn. Tận dụng tối đa nguồn sinh thuỷ tại chỗ, nước hồi quy (đặc biệt là sau đợt 2), không để lãng phí nước trôi ra biển.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, trong vụ Đông Xuân 2019 – 2020, các địa phương tập trung nhiều hơn cho gieo cấy, không gieo xạ nhiều vì rất tốn nước. Nghiên cứu, lựa chọn giống lúa phù hợp với đặc điểm sinh thái, thổ nhưỡng của từng địa phương.

Về lâu dài, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị cần nghiên cứu tham mưu tổ chức sản xuất theo hướng: Trũng thì tích thuỷ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tích nước để cấp ngược lại cho chống hạn. Còn vùng hạn thì không cần bơm nước, mà chuyển đổi sang cây trồng cạn. “Làm thế nào để trũng cũng là tài nguyên, hạn cũng là tài nguyên, từ đó tổ chức lại sản xuất theo hướng tận dụng lợi thế từng vùng...” – Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát, có giải pháp bố trí thiết chế hạ tầng thuỷ lợi phù hợp. Đặc biệt cần áp dụng công nghệ bơm hiện đại trong cung cấp nước. Xem xét tới giải pháp công trình chặn dòng như: Đập ngăn, đập ngầm…; bởi điều này sẽ có ý nghĩa không chỉ cho sản xuất nông nghiệp về lâu dài, mà còn bảo đảm cấp nước cho đời sống.

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh