THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:42

Hơn nửa tỉ quảng cáo 30 giây trong 'Táo quân 2019' chưa phải cao nhất

Giá quảng cáo trong “Táo quân 2019” hiện đang trở thành đề tài “nóng” đối với dư luận sau khi Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam gửi báo giá quảng cáo của chương trình trên đến các doanh nghiệp.

Theo đó, mức giá quảng cáo tối thiểu trong chương trình “Táo quân 2019” là 265 triệu đồng/lần phát sóng 10 giây. Với thời lượng phát sóng 15 giây, mức giá quảng cáo là 318 triệu đồng/lần. 20 giây quảng cáo sẽ có mức giá là 397,5 triệu đồng/lần phát sóng. Đặc biệt, nếu muốn có được 30 giây quảng cáo, doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền là 530 triệu đồng/lần.

"Táo quân" là chương trình truyền hình được yêu thích nhất và là món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp Tết âm lịch hàng năm của người dân Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp muốn quảng cáo ở các vị trí ưu tiên (đầu hoặc cuối chương trình), mức giá sẽ tăng thêm từ 10% đến 20% so với bảng báo giá ban đầu.

Như vậy, nhà đài sẽ lấy được hơn nửa tỉ cho 30 giây quảng cáo trong “Táo quân 2019” của VTV khiến  không ít ý kiến cho rằng mức giá quảng cáo này của VTV là quá cao. Trong khi nhiều người cho rằng họ không quá bất ngờ trước mức giá trên, bởi trước đó, nhà đài này cũng từng công bố nhiều mức giá quảng cáo cao ngất ngưởng  ở những chương trình khác.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2019 nhưng VTV đã chào hàng quảng cáo trong "Táo quân 2018" với các doanh nghiệp.
Cụ thể, theo đơn giá quảng cáo cho trận đấu bán kết AFF Cup 2018 giữa Việt Nam và Philippines (lượt đi đã diễn ra vào ngày 2/12, lượt về diễn ra vào ngày 6/12) của Đài truyền hình Việt Nam thì mỗi suất quảng cáo (slot) thời lượng 30 giây có giá 600 triệu đồng trên kênh VTV6. Mức giá giảm dần với các slot thời lượng ngắn hơn như 450 triệu đồng (20 giây), 360 triệu đồng (15 giây), 300 triệu đồng (10 giây).
Đặc biệt, giá quảng cáo trận chung kết AFF Cup dài 10 giây có giá 400 triệu đồng, slot 15 giây có giá 480 triệu đồng, 20 giây giá 600 triệu đồng và 30 giây giá 800 triệu đồng.
Đồng thời, giá quảng cáo trong chương trình bình luận chung kết cũng tăng lên mức lần lượt 375 triệu cho 10 giây, 450 triệu cho 15 giây, 562,5 triệu cho 20 giây và 750 triệu đồng cho 30 giây.
Với việc rating phim truyền hình trên VTV những năm gần đây tăng vượt bậc cũng đã khiến mức giá quảng cáo trong các bộ phim cũng tăng cao rất nhiều.
Bảng đơn giá quảng cáo đối với các trận đấu có đội tuyển Việt Nam của VTV.
Theo đó, thời điểm phát sóng phim “Người phán xử”, giá quảng cáo trong phim  là 220 triệu/30 giây, cao gấp gần 3 lần phim cùng khung giờ và cũng là giá quảng cáo cao nhất mà phim truyền hình Việt từng đạt được.
Hay bộ phim truyền hình gây bão năm 2017 “Sống chung với mẹ chồng" (phát trên VTV1) có giá quảng cáo đỉnh điểm là 180 triệu/30 giây. Phim “Quỳnh búp bê” gây bão ở thời điểm phát sóng có giá quảng cáo là 150 triệu/ 30 giây.
Giá quảng cáo trong các game show của nhà đài này cũng luôn ở mức cao khi doanh nghiệp phải bỏ tới 210 triệu cho 30 giây quảng cáo trong “The Debut”. Chương trình “Gương mặt thân quen” có giá quảng cáo là 200 triệu cho 30 giây và “The Voice” là 220 triệu/30 giây.

Thực tế chứng minh, với những con số quảng cáo cao ngất ngưởng như trên, VTV  khiến nhiều người nghĩ nhà đài sẽ “bội thu” về doanh số với quảng cáo, tuy nhiên, thực tế không phải vậy.

"Người phán xử" là bộ phim truyền hình có mức giá quảng cáo cao kỷ lục.

Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với Bộ TT&TT vào sáng ngày 8/9/2018, Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh cho biết doanh thu quảng cáo của báo chí, truyền hình ngày càng giảm, vì bị mạng xã hội cạnh tranh thu hút tiền quảng cáo.

Hai mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google có tổng cộng 95 triệu người dùng, doanh thu quảng cáo của hai mạng xã hội này ước đạt 370 triệu USD/năm, doanh thu quảng của Zalo cũng  đạt 7 triệu USD/năm. Do đó nếu con số doanh thu quảng cáo của các mạng xã hội nước ngoài càng ngày lớn lên thì doanh thu quảng cáo của các báo, đài trong nước sẽ ngày càng giảm.

Theo Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh