THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:36

Hơn 93% học sinh rối nhiễu tâm lý

95% học sinh PT rỗi nhiễu tâm lý

Bộ GD&ĐT vừa tiến hành khảo sát về công tác tổ chức các hoạt động văn hóa và công tác tư vấn tâm lý trong trường học tại một số trường THCS, THPT, đại học trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương. Kết quả cho thấy: Có đến 93,57% số HS-SV được hỏi gặp phải những khó khăn vướng mắc cần chia sẻ trong học tập và đời sống hàng ngày. Tỷ lệ này ở bậc phổ thông là 95,33% và bậc đại học là 85,92%.  Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là 80,17%, cao hơn bậc đại học. Có 82,31% học sinh được hỏi đều có mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo để thuận tiện cho các em có thể đến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý của bản thân. Đa phần HS-SV mong muốn trong nhà trường có cán bộ chuyên trách tư vấn tâm lý được đào tạo bài bản, có chuyên môn về tâm lý học đường để các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.

Học sinh dân tộc thiểu số

Theo các em, khi chia sẻ với cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách, các em đỡ e ngại hơn so với thầy cô chủ nhiệm, cán bộ quản lý sinh viên hay các giáo viên kiêm nhiệm. Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV, (Bộ GD&ĐT) nhận định, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, của internet và những phức tạp trong cuộc sống đã khiến cho nhiều em HS-SV phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, các em ngại chia sẻ, trong khi các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp được tổ chức hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Hiện, hầu hết các trường đều chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý học sinh.

Thiếu giáo viên tâm lý học đường

Công tác tư vấn tâm lý cho HS-SV đã được các cơ sở giáo dục và đào tạo, trường đại học, cao đẳng triển khai dưới nhiều hình thức như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn thông qua gia đình, giáo viên, qua điện thoại, email hoặc qua các diễn đàn, mạng xã hội, tư vấn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề... Một số trường tổ chức tư vấn tâm lý cho HS-SV qua các hoạt động như các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác, hoạt động giao lưu, tình nguyện hay tư vấn trực tuyến, một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã có bộ phận tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho HS-SV. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế, là chưa thể đáp ứng.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà cho biết, có những học sinh chỉ bị thầy cô giáo mắng cũng dẫn đến trầm cảm, thậm chí định tự vẫn. Những áp lực tâm lý với học sinh là rất lớn và các em cần có giáo viên tâm lý để biết cách giải quyết các vấn đề của mình. Theo thạc sỹ Nguyễn Tất Thắng, Phó trưởng ban Công tác chính trị và HS-SV (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), với các sinh viên, những rối nhiễu tâm lý phức tạp hơn. Các em từ các địa phương khác lên Thủ đô gặp rất nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực, từ thích ứng với môi trường mới trong cuộc sống hàng ngày đến học tập, từ những thứ đơn giản như ăn ở đâu, mua đồ, thuê nhà đến phương pháp, kế hoạch học tập thế nào. Bên cạnh đó là vấn đề tình cảm yêu đương, gia đình, bạn bè.

“Học viện Nông nghiệp thành lập Trung tâm Tư vấn tâm lý cho sinh viên từ năm 2008. Mỗi tháng trung tâm nhận được đề nghị tham vấn của khoảng trên 500 sinh viên. Hoạt động tư vấn tâm lý đã hỗ trợ rất lớn cho sinh viên, giúp các em phát triển tâm sinh lý và nhân cách đúng hướng, giúp nhà trường đảm bảo được chất lượng đào tạo cả về tri thức và đạo đức, kỹ năng cho người học.Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ GD&ĐT cần sớm có quy định định biên giáo viên tâm lý trong môi trường học đường, đặc biệt trong bối cảnh đạo đức học sinh có khuynh hướng đi xuống như hiện nay”-thạc sỹ Thắng chia sẻ.  

Khánh Vân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh