CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:27

Hơn 41 tỉ đồng hỗ trợ chiếu phim vùng sâu, vùng xa

 

Theo đó, Nhà nước đầu tư trang thiết bị phù hợp cho một số Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý. Cụ thể, trang bị 68 bộ thiết bị chiếu phim (máy chiếu phim lưu động kỹ thuật số và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đi kèm) cho các đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện đặc thù (30 tỉnh).

 

Chiếu bóng lưu động là “món ăn” tinh thần của đồng bào vùng khó khăn

 

Bên cạnh đó, trang bị 25 xe ô tô chuyên dùng (hoặc phương tiện vận chuyển cơ giới chuyên dùng khác theo đặc điểm địa lý của các địa phương) cho 25 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện đặc thù (25 tỉnh).

Nội dung đầu tư cơ sở vật chất (thiết bị chiếu phim, ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động) thực hiện trong 2 năm từ 2017 - 2018. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin hàng năm ở trung ương. Tổng mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho một số đội chiếu phim lưu động nhằm tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2018 là 41,65 tỷ đồng. Trong đó, năm 2017, 30 tỉnh được hỗ trợ 34 bộ thiết bị chiếu phim và 12 tỉnh được hỗ trợ 12 xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động, tương đương với số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và thông báo bổ sung kinh phí cho địa phương là 20,4 tỷ đồng. Năm 2018, 19 tỉnh được hỗ trợ 34 bộ thiết bị chiếu phim và 13 tỉnh được hỗ trợ 13 xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động, tương đương với số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và thông báo bổ sung kinh phí cho địa phương là 21,25 tỷ đồng.

Chiếu bóng lưu động là món ăn tinh thần của người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn… Theo thống kê của Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT&DL), tính đến tháng 12/2016 cả nước có 270 đội chiếu phim lưu động. Hàng năm, khoảng hơn 46 nghìn buổi chiếu phim được tổ chức, phục vụ trên 10 triệu lượt khán giả. Cách đây khoảng 5 năm, khi tivi, điện còn chưa phủ sóng hết các vùng sâu, vùng xa, có thể nói, hoạt động chiếu phim lưu động là kênh truyền thông chính, chủ đạo để kết nối, tuyên truyền cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn… Sau đó, nhờ có điện, ti vi, điện thoại… việc ở một số nơi, có những ý kiến xin giải thể đội chiếu phim lưu động. Tuy nhiên, nhận thức đây là hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, Bộ VH-TT&DL không đồng thuận và yêu cầu các địa phương, tùy tình hình thực tế để thực hiện. Bởi lẽ, trên thực tế, ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số, những nơi chưa có điện thắp sáng thì chiếu bóng lưu động vẫn hấp dẫn một lượng khán giả nhất định. 

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh