THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:55

Hơn 222 tỷ đồng bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

 

Theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc đã và đang bị biến dạng, mất gốc và thay thế bằng các trang phục mới. Nếu không kịp thời bảo tồn và phát huy, trong thời gian không xa, các trang phục truyền thống dân tộc thiểu số sẽ mất đi, bản sắc văn hóa dân tộc khó tìm lại được. Đồng thời, việc phát huy trên cơ sở bảo tồn và phát triển nền tảng gốc của trang phục cũng không thể thực hiện được.

Chính vì vậy, đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số VN trong giai đoạn hiện nay” được xây dựng nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số VN; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Đề án sẽ thực hiện trong thời gian từ năm 2019 đến 2030 (chia thành hai giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: Hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, khôi phục trang phục truyền thống của ba dân tộc đã mai một; đến năm 2022, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh/TP triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, Tết, hội.

Đề án sẽ thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành 2 giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: Hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, khôi phục trang phục truyền thống của 3 dân tộc đã mai một; đến năm 2022, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội.

Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia... Đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Nhiệm vụ của đề án là nghiên cứu cấp bách, khôi phục trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đã bị mai một; xây dựng ngân hàng dữ liệu về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam (quay phim, chụp ảnh, bài viết) phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quảng bá...

Tổng kinh phí thực hiện “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỷ đồng (giai đoạn 2019-2025 là 122,8 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 100,1 tỷ đồng).

MINH CHÂU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh