THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:43

Hơn 199 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, nguy cơ làn sóng dịch thứ ba tại Ấn Độ

Báo dangcongsan.vn cho biết, trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 436.367 ca mắc và 6.996 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 35.849.098 ca nhiễm COVID-19, trong đó 629.664 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Iran (37.189 ca); Mỹ (36.727 ca); Ấn Độ (30.031 ca); Nga (23.508 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (22.898 ca); Indonesia (22.404 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Indonesia (1.568 ca); Nga (785 ca); Ấn Độ (420 ca); Iran (411 ca); Brazil (337 ca); …

Hơn 199 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, nguy cơ làn sóng dịch thứ ba tại Ấn Độ - Ảnh 1.

Người nhiễm COVID-19 điều trị ở Israel. Ảnh: TOI

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 51.709.608 ca mắc COVID-19, trong đó 1.135.294 ca tử vong. Hết ngày 02/8, châu lục này ghi nhận đã có thêm 87.797 ca nhiễm mới và 1.002 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới nhất COVID-19, với 23.508 ca, trong đó 785 ca tử vong. Anh ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 21.952 ca và 24 ca tử vong  vì COVID-19. Các quốc gia đứng đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Nga, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy, Đức…

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 62.516.237 ca nhiễm và 904.603 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 235.407 ca mắc và 3.917 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á có 58.418.098 ca được điều trị khỏi; 3.193.536 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 34.655 ca bệnh nặng.Tính đến sáng nay, thế giới đã ghi nhận 199,4 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,2 triệu trường hợp tử vong.

VTV thông tin,quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 629.384 ca tử vong trong tổng số 35.770.888 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 424.991 ca tử vong trong số 31.703.933 ca bệnh. Brazil đứng thứ ba với 556.886 ca tử vong trong số 19.938.358 bệnh nhân. Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 596 người tử vong, tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân.

Hơn 199 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, nguy cơ làn sóng dịch thứ ba tại Ấn Độ - Ảnh 2.

Vaccine COVID-19 có hiệu quả cao nhưng nhiều người Mỹ vẫn từ chối tiêm. Ảnh: Reuters

Xét theo khu vực, Mỹ Latin và Caribe hiện có hơn 1,3 triệu ca tử vong trong hơn 40,9 triệu ca nhiễm. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 60 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,2 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 675.800 ca tử vong trong hơn 44,9 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 639.800 ca tử vong trong hơn 36,4 triệu ca nhiễm. Châu Phi ghi nhận hơn 170.900 ca tử vong, Trung Đông có hơn 160.900 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 1.300 người.

Indonesia đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất về làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Y tế Indonesia Sadikin đưa ra hôm 2/8. Hiện số ca mắc mới hàng ngày bắt đầu giảm, trung bình khoảng 33 nghìn 800 nghìn ca mỗi ngày vào tuần trước. Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh tại các bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân COVID-19 cũng sụt giảm. Mặc dù vậy, Bộ Y tế Indonesia vẫn đề nghị người dân tiếp tục cảnh giác, bởi sự lây lan của dịch COVID-19 hiện nay ngày càng khó lường và có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Chính phủ Philippines đã ra quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Manila, do số ca mắc COVID-19 vẫn tăng mạnh. Cụ thể, lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài từ 20h hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, thay vì từ 22h hôm trước như hiện nay. Cảnh sát cũng được tăng cường tại các chốt chặn để hạn chế việc đi lại của người dân. Ngày 1/8, Philippines đã có hơn 8 nghìn 700 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong hơn 2 tháng qua và 127 ca tử vong.

Các chuyên gia Ấn Độ dự báo, nước này có thể đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ ba ngay trong tháng 8. Dự báo đợt bùng phát dịch mới này trong kịch bản xấu nhất có thể lên tới 150 nghìn ca mắc/ngày. Hiện nhiều bang của Ấn Độ đã tiếp tục siết chặt thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Trước thực tế ngày càng nhiều trẻ em mắc COVID-19, Australia quyết định sẽ tiêm vaccine của hãng dược phẩm Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi từ tuần tới. Đối tượng mới được đưa vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine là những em có bệnh nền, trẻ em bản địa và trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa. Như vậy, sẽ có khoảng 220 nghìn trẻ em trên khắp Australia được tham gia vào chương trình này. Trước đó, Australia cũng đã cấp phép sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em từ 16 tuổi trở lên.

Trong 24 giờ qua, Israel đã ghi nhận hơn 2.400 ca mắc COVID-19. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp nước này ghi nhận trên 2 nghìn trường hợp mắc mới COVID-19. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không chỉ gây tử vong cho nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền, mà nhiều quốc gia đang cảnh báo về sự gia tăng số ca tử vong ở người trẻ tuổi cũng như báo động tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19.

Bộ Y tế Tây Ban Nha mới đây đã cảnh báo sự gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19 ở nhóm tuổi từ 12-29. Còn tại Mỹ, hơn 4 triệu trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong khi đó, tổng số ca tử vong tại Indonesia là hơn 95 nghìn ca, trẻ em dưới 18 tuổi là hơn 800 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

THANH MẠNH (T/h)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh