CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:12

Hơn 193 000 tỷ đồng xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020

 

Để đạt được các mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được đưa ra là tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

Một góc nông thôn mới huyện Yên Dũng( Bắc Giang)

Đồng thời, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng NTM thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương. Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng NTM theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Chương trình xây dựng NTM coi trọng công tác truyền thông tạo nhận thức toàn xã hội

Dự kiến tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn ngân sách bao gồm: Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình khoảng 24%; vốn lồng ghép từ Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn khoảng 6%. Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) khoảng 45%. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15%. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%. 

Ngọc Thanh/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh