THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 07:46

Hội tụ 40 nghệ sĩ trong “Tâm hồn làng Việt”

 

"Tâm hồn làng Việt"  là show diễn số 1 về âm nhạc dân gian, nơi khán giả có cơ hội được gặp gỡ các nghệ sĩ, nghệ nhân tài năng của Việt Nam đã từng trình diễn tại các festival âm nhạc quốc tế, chơi các loai nhạc cụ: Đàn bầu, đàn nhị, đàn đáy, đàn thập lục, đàn tam thập lục, các loại sáo, trống và gần 20 nhạc cụ sáng tạo ra từ tre, nứa là những loài cây đặc trưng, phổ biến trong đời sống của người dân quê Việt Nam.

“Tâm hồn làng Việt” sử dụng 4 loại hình âm nhạc đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Ca trù, Dân ca quan họ, Tín ngưỡng hát văn thờ mẫu hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những giây phút thưởng thức nghệ thuật tinh tế, hấp dẫn, giới thiệu về đời sống, lao động, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân quê Việt Nam đồng bằng Bắc bộ trong suốt một ngày từ sáng sớm đến tối muộn. Thông qua nghệ thuật âm nhạc, kết hợp với trình diễn sân khấu bằng phong cách chân thực, gần gũi nhất với thiên nhiên, show diễn chắc chắn sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc và ấn tượng khó quên về làng quê Việt Nam vừa xưa cổ, vừa mộc mạc nhưng sâu sắc tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên.

 

 

Có thể nói, “Tâm hồn làng Việt” là một câu chuyện âm nhạc hoàn chỉnh được kết nối với nhau qua 7 phần: Bình minh; Chợ quê; Ngày mùa; Trưa hè; Lao động thủ công; Thiếu nữ gội đầu; Hội làng. Mở đầu bằng không gian làng quê bình yên, tinh khôi với tiếng côn trùng, tiếng gà gáy sáng, tiếng mõ của mẹ và tiếng rít thuốc lào vang rền của cha. Trong không gian đó, tiếng sáo trúc từng nhịp, từng nhịp trong trẻo, bay bổng vang lên, lúc điệu đà, khi rộn rã theo tiếng chim, tiếng dế. Sau Bình minh yên tĩnh, khán giả bất ngờ đến với Chợ quê ồn ào, náo nhiệt, ở đó có tiếng rao của người bán, xen lẫn tiếng dao thớt, xoong nồi, xô chậu được liên kết với nhau tạo thành dàn hợp xướng sinh động, trong đó người đàn ông mù kéo đàn nhị hát xẩm giữ vị trí trung tâm buổi hòa tấu... Với kết cấu khá độc đáo, show diễn đưa khán giả tới với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc sâu lắng, da diết, khi từng bừng, náo nhiệt.

 

Trong buổi biểu diễn đầu tiên vừa diễn ra tại rạp Hồng Hà, Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC (đơn vị đồng hành cùng chương trình) cho biết: "Tổng cục Du lịch đã quyết định ủng hộ chương trình một khoản kinh phí để duy trì, phát triển. Sự vào cuộc của cơ quan quản lý về du lịch chứng tỏ họ cũng mong muốn quảng bá nó tới đông đảo bạn bè, du khách quốc tế''. Đặc biệt, đại diện các công ty du lịch đều thích thú vì họ đã tìm thấy một chương trình âm nhạc đậm chất dân gian Việt để có thể giới thiệu với du khách các nước trên thế giới. Bởi lẽ từ trước tới nay, các khách du lịch tới Hà Nội dường như chỉ được tận hưởng bộ môn nghệ thuật duy nhất là múa rối nước. Show diễn “Tâm hồn làng Việt” dự kiến giá vé là 200.000 - 450.000 đồng/người, tùy hạng ghế”. 

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch đánh giá cao nỗ lực trong việc xây dựng các sản phẩm kết nối với du lịch, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đơn vị lữ hành để tạo nên các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách khi tới Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần quảng bá văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam tới du khách quốc tế. Cũng theo ông Phương, show diễn “Tâm hồn làng Việt” là kết quả lao động nghệ thuật của nhóm các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam mong muốn đem cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc đến với bạn bè, du khách.

Show diễn tổ chức định kỳ vào các ngày thứ 3, thứ 6 và thứ 7 lúc 18h 15 phút và 20h tại

Đánh giá cao chất lượng nghệ thuật của “Tâm hồn làng Việt”, đạo diễn Đinh Anh Dũng cho biết, ông đặc biệt thích khi chương trinh đã sử dụng một cách tinh tế cả 4 loại hình âm nhạc dân gian Việt Nam đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của thế giới bao gồm: Ca trù, nhã nhạc cung đình, hát văn thờ mẫu và dân ca quan họ. Bên cạnh đó, việc tổ chức định kỳ, thường xuyên tại Rạp hát Hồng Hà rất có ý nghĩa. Đây là rạp hát do người Pháp thiết kế, xây dựng vào giữa thế kỷ XX giữa lòng phố cổ Hà Nội, du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật, cảm nhận được nét đẹp tâm hồn, tình cảm của người dân quê Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ

NHƯ HOA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh