Hội thảo Lấy ý kiến dự thảo nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- Bài thuốc hay
- 04:53 - 02/07/2020
Tham dự hội thảo có đại diện tổ chức Lao động quốc tế (ILO); sở LĐ-TB&XH một số tỉnh phía nam, Liên đoàn lao động, các đơn vị doanh nghiệp, khu khu công nghiệp, khu chế xuất..
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: Hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể về một số nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động năm 2019.
Được ban hành lần đầu vào năm 1994 và qua 5 lần sửa đổi (2002, 2006, 2007, 2012, 2019), có thể nói đây là lần sửa đổi bổ sung cơ bản, toàn diện nhất, tạo lập khung khổ pháp lý mới cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đưa hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và thông lệ chung của các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Tại Hội thảo này, nội dung đưa ra lấy ý kiến là các dự thảo Nghị định về lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương, trong đó, đặt trọng tâm vào 03 Nghị định về: Đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; giải quyết tranh chấp lao động; và quản lý lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (04 Nghị định khác trong điều kiện thời gian cho phép các đại biểu cũng cho ý kiến).
Các đại biểu có ý kiến đóng góp cụ thể, thẳng thắn vào các nội dung dự thảo Nghị định; đối với những nội dung chưa rõ, có thể trao đổi với cơ quan soạn thảo để làm rõ, trên cơ sở đó có ý kiến tham gia để Bộ có căn cứ tiếp tục hoàn thiện.
Đối với những cơ quan được gửi lấy ý kiến chính thức, các đại biểu tham dự hội thảo tham mưu sớm cho các cơ quan (nhất là đối với UBND cấp tỉnh để Bộ tổng hợp, hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (đơn vị được Bộ giao tham mưu) tại hội thảo này cần chia sẻ, làm rõ những cơ sở đưa ra những nội dụng hướng dẫn để có cách hiểu thống nhất chung về nội dung Nghị định, tổng hợp đầy đủ các ý kiến tham gia góp ý của các đại biểu để làm căn cứ tiếp tục hoàn thiện các văn bản.
Tại hội thảo, đại diện các sở, liên đoàn lao động, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã cùng tập trung thảo luận các nhóm nội dung cần lấy ý kiến trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Nêu vấn đề về quá trình đóng Bảo hiểm thất nghiệp, bà Phạm Thị Hồng Yến - Đại diện Công ty Intel Products Việt Nam cho biết, hiện nay trong công tác quản lý nhân sự, phía doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan tới phần đóng Bảo hiểm thất nghiệp quy định theo tháng. Và nếu như Bảo hiểm thất nghiệp đóng kèm theo Bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc nhỏ hơn 14 ngày mà không đóng. Nhưng tổng thời gian làm việc là 40 ngày mà khi chia ra mà lệch 1-2 tháng gì đó (thường ít hơn 1 tháng) thì người lao động thường căn cứ vào các khoản đóng không đóng của công ty từ dưới 6 tháng trong hợp đồng nên gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, vấn đề về Lương giờ chi trả (ở Điều 12, khoản 2 ) bà Yến cho rằng, nếu như tính chia cho số giờ thực tế làm việc sẽ phát sinh vấn đề là có những người lao động họ nghỉ không làm việc vài ngày, dẫn tới số giờ thực tế làm việc trong tháng đó ít hơn. Và dẫn tới lương giờ sẽ nhiều hơn, và không có một hệ thống nào, có thể là các doanh nghiệp tính được chi tiết như vậy.
Theo bà Yến, tiền lương theo giờ, theo tuần, theo tháng phải là những khoản cố định, nếu như người làm ít giờ hơn, ít ngày hơn thì dĩ nhiên lương người đó phải thấp hơn.
Những chia sẻ từ các cơ quan, đơn vị liên quan tới một số nội dung cần bổ sung và điều chỉnh xung quanh dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi)
Liên quan tới vấn đề trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động, ông Cao Duy Thái - Đại diện Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai có thắc mắc về vấn đề trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động dưới 24 tháng làm việc (trả ít nhất 2 tháng tiền lương)
Theo ông Thái, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã phản ứng về vấn đề này. " Người ta nói là trước đây khi chưa có bằng thất nghiệp thì công thức tính trợ cấp thất nghiệp như vậy là được. Nhưng khi người ta có bằng thất nghiệp rồi và người ta đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động hết rồi. Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ ám chỉ quan điểm không một ngày nào mất việc làm mà không được tham bảo hiểm thất nghiệp cũng bắt người ta trả 2 tháng thì rất khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn",
Còn đối với những doanh nghiệp mất việc làm mà đang tái cơ cấu lại doanh nghiệp, thì nó sẽ không quá khó khăn nhưng đối với doanh nghiệp mà mất việc làm trong điều kiện khách quan (ví dụ như trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi), đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng lao động trong ngành dệt may, da giày thì lại mất việc làm nhiều.
"Trong khi các doạnh nghiệp đã rất khó khăn rồi mà chúng ta lại bắt trả cho người lao động (trước khi mất việc) 2 tháng nữa, vì số lượng cả ngàn người lao động thì quỹ của doanh nghiệp hầu như không thể chịu nổi và vấn đề này chúng ta cũng nên xem xét lại". Ông Thái cho hay.
Ngoài ra, tại Hội thảo còn được lắng nghe nhiều ý kiến, kiến nghị từ các địa phương, doanh nghiệp liên quan tới một số nội dung cần bổ sung và điều chỉnh xung quanh dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) như: Bảo hiểm xã hội; Hợp đồng lao động; Trợ cấp thất nghiệp; Xây dựng thang bảng lương.
Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, ông Nguyễn Huy Hưng - Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cũng đã trả lời một số thắc mắc, ý kiến từ các sở LĐ-TB&XH, các doanh nghiệp đã đưa ra tại hội nghị.
Cục quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) trả lời một số thắc mắc, ý kiến từ các đơn vị