THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:56

Hoa Hồng, rượu và lời xin lỗi

Hoa hồng.

Tại sao khi người ta muốn thể hiện tình yêu lại chỉ dùng hoa hồng để tặng nhau? Thế giới này có bao nhiêu loài hoa đẹp, thơm, rực rỡ, kiêu sa kia mà! Sao cứ phải hoa hồng – một loài hoa có màu đỏ như máu, có gai và mùi thơm thì như quấn quýt nương náu trong trái tim loài người? Vấn đề chẳng phức tạp như chúng ta thường tưởng tượng mà nó rất đơn giản là loài hoa mang tính biểu/tượng trưng cho tình yêu và tha thứ.

Rượu.

Rượu có mặt trong buổi gặp gỡ, rượu có mặt trong lúc thề nguyền, trong ước hẹn, trong chia ly, trong đoàn tụ. Mọi sự kiện trong cuộc đời đều có rượu chứng kiến. Từ cái lễ nho nhỏ trong gia đình, bản làng đến lễ lớn cấp quốc gia, quốc tế… rượu dường như không thể vắng mặt. Tại sao không thể dùng thức uống khác thay thế cho rượu? Vấn đề ở đây là, ngoài men rượu gây hưng phấn, người ta còn muốn nghe tiếng lanh canh khi chạm cốc, người ta muốn cảm nhận sự chia sẻ, đồng cảm, cùng chí hướng khi cùng nhấp men cay. Hoặc tiêu cực hơn y như thuyết âm mưu, người ta muốn  biết sau khi uống rượu, lời nói thật nào sẽ được nói ra, sự thật nào sẽ được bật mí… Rượu nghiễm nhiên mang vai trò thức uống tượng trưng. Tính biểu trưng “chia sẻ” được gắn cho rượu.

Lời xin lỗi.

Gioan Phaolô II hay Gioan Phaolô Đệ Nhị,  tên thật là Karol Józef Wojtyła người Ba Lan là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.

Từ xa xưa tư duy của Giáo hội đã mặc định một “chân lý” đã là Giáo hoàng thì không bao giờ sai. Vậy mà vào ngày 12 tháng 3 năm 2000,  Gioan Phaolo là vị Giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ (tổng cộng hơn 100 hành vi sai trái của Giáo hội) trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường thánh Phêrô. Sự kiện xin lỗi của Ngài đã thức tỉnh thế giới về chiến tranh, hòa bình và tính nhân văn. Giáo hoàng Gioan Phaolo là người đã gây ra lỗi trong quá khứ hay sao? Không phải vậy. Lời xin lỗi của ông được coi là tượng trưng cho sự mẫn tuệ, tượng trưng cho lòng bác ái, tượng trưng cho hòa bình. Ông thật vĩ đại!

Mới đây nhất 6/1/2015, Thủ tướng tái nhiệm Shinzo Abe của Nhật Bản tuyên bố ông sẽ thay mặt nhân dân Nhật Bản chính thức xin lỗi toàn thể thế giới tại ngôi đền nổi tiếng Yasukuni vì đất nước ông đã gây nên tội ác trong thế chiến.

Hiện nay, đền Yasukuni tại cố đô Kyoto trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm lược vì trong 2.466.532 người lính trên có cả những người tham gia lực lượng phát xít Nhật và những tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai được thờ chung trong ngôi đền này. Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc và Triều Tiên luôn phản đối việc này vì không chấp nhận việc thờ phụng những tội phạm chiến tranh. Các lần đến thăm đền của Thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá nhân hay nhà nước đều luôn dẫn đến căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với các quốc gia trên.

Tuyên bố sẽ xin lỗi của Thủ tướng Abe khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Chẳng phải đó là điều đáng mừng hay sao? Một lời xin lỗi trong thời điểm này dù muộn nhưng thật cần thiết cho công cuộc gìn giữ hòa bình trong khu vực. Hy vọng những quốc gia xưa nay không mặn mà gì với Nhật Bản như Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên sẽ đón nhận tin vui này như một mốc đánh dấu thay đổi lớn trong ngoại giao. Nếu sự kiện xin lỗi này chính thức xảy ra, thủ tướng Abe sẽ là một biểu tượng của hòa bình. Cả thế giới sẽ ngưỡng mộ ông. Tôi nghĩ vậy.

Hoa hồng, rượu và lời xin lỗi có chung tính biểu trưng: Tình yêu, chia sẻ và tha thứ. Khi chúng ta còn tồn tại trên thế giới này thì chúng ta còn khát khao đón nhận ba điều thú vị kia, đôi khi phải trả giá bằng khổ đau cùng nước mắt. Nhưng Giáo hoàng Gioan Phaolo và Thủ tướng Shizo Abe đã đem lại cho chúng ta điều đó! Chúng ta cảm nhận được không?

Thủy Hướng Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh