Hòa Bình: 11.200 người được giải quyết việc làm
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 14:01 - 24/10/2016
Công tác dạy nghề và các chính sách liên quan trực tiếp đến dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được quan tâm
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, trong những năm qua, các huyện của Hòa Bình đã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở được nhiều lớp chuyển giao KH-KT trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động trong và ngoài nước, tuyển dụng cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, xuất khẩu lao động.
Kết quả là, trong lĩnh vực công nghiệp giải quyết việc làm cho 3.304 người; nông nghiệp 4.110 người; thương mại - dịch vụ 3.595 người; xuất khẩu lao động 191 người. Trong 9 tháng, tỉnh đã thẩm định hồ sơ và giới thiệu các Công ty có nhu cầu về các huyện, thành phố trong tỉnh để tuyển dụng lao động.
Một số doanh nghiệp tuyển dụng lao động với số lượng lớn như: Công ty TNHH Fuhong Precision Component (KCN Bắc Giang) tuyển dụng 600 lao động; Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam 1.400 lao động; Công ty TNHH GoerTek Vina 580 lao động; Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Ninh) trên 400 lao động...
Cùng với Hòa Bình, công tác dạy nghề và các chính sách liên quan trực tiếp đến dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được các tỉnh vùng Tây Bắc quan tâm. Mạng lưới đào tạo nghề tiếp tục được hỗ trợ, đầu tư; việc dạy nghề được gắn với giới thiệu việc làm.
Theo thống kê thì năm 2015, số lao động đã qua đào tạo của Tây Bắc đạt gần 43%. Hai tỉnh Hòa Bình và Điện Biên có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo vượt mức trung bình cả nước. Tại tỉnh Lai Châu, năm 2015, số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm tăng: đào tạo nghề cho hơn năm nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 38%; giải quyết việc làm cho 6.600 lao động. Tỉnh Yên Bái tạo việc làm mới cho gần 20 nghìn lao động. Công tác đào tạo nghề gắn liền với yêu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp.