THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:21

Hồ Trường gã họa sĩ giang hồ

 

Hồ Trường tên thật là Hồ Đắc Nam, sinh năm 1956, tại Đà Nẵng. Đầu năm 1974, anh thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Cho đến 1976 anh được Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Nẵng cử đi học tiếp chương trình Mỹ thuật Pano. Sau khi học xong, anh về Sở VH-TT thành phố Đà Nẵng và làm việc tại đây gần 10 năm.

                                                     Họa sĩ Hồ Trường

Đầu năm 1990, vì hoàn cảnh gia đình anh quyết định rời quê hương vào Sài Gòn lập nghiệp. Hồ Trường là người năng động sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm ở mọi lĩnh vực như vẽ tranh, làm tượng, đắp phù điêu, v.v…

Anh rất khắt khe và luôn có đòi hỏi rất cao trong quá trình sáng tạo. Mỗi tác phẩm tạo ra, anh thường say mê thổi hồn mình vào trong đó. Cuộc sống có khi không thuận lợi và dễ dàng nhất là ở thành phố hoa lệ Sài Gòn.  Ở đây luôn tồn tại rất nhiều trường phái mới, cũ lẫn lộn. Nhiều người do bị áp lực về cơm áo, gạo tiền đã chuyển sang vẽ những bức tranh chiều theo thị hiếu của người mua còn tính nghệ thuật, sự sáng tạo ra sao không cần biết. Thậm chí có cả những họa sĩ chuyên nghiệp chuyển hẳng sang nghề sao chép tranh vì như vậy đỡ vất vả lại nhanh có nhiều tiền.

Họa sĩ Hồ Trường bên bức tranh trang trí nghệ thuật

Hồ Trường không vậy, anh vẫn dành mọi tâm huyết cho sự sáng tạo với phong cách riêng của minh. Có người yêu quý, thân mật gọi anh là “gã họa sĩ lãng tử”, bởi vì mỗi khi tìm được ý tưởng sáng tác là anh gần như quên ăn, quên ngủ, như “lên đồng”, dồn hết tâm trí khi nào hoàn thành mới thôi. Hồ Trường chưa khi nào nản chí, trong anh luôn đầy ắp nghị lực và lòng đam mê. Nhưng khi gặp gỡ bạn vè, anh tâm sự: “Hãy làm hết những đam mê của mình cho niềm vui, cho mọi người là được”. Và anh đã được đền đáp, nhiều bức tranh của anh đã được nhiều người biết đến, được treo tại các cuộc triển lãm hội họa.

Hoàn chỉnh một tác phẩm nghệ thuật

Họa sĩ Hồ Trường đã nhiều lần mở triễn lãm tranh nghệ  thuật “Thành phố Hồ Chí Minh cùng những người bạn”. Tại đây nhiều bức tranh của anh đã được bán với giá cao. Gặp anh ở quán cà phê, thường thấy anh trầm ngâm, hát vu vơ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Anh cười bảo: “Suy ra đời tôi chỉ muốn có nhiều hoa thơm hơn cỏ dại”.

Điều đáng trân trọng là các tác phẩm của anh khi có người mua, tiền đều được họa sĩ gởi hết cho đoàn xuyên Việt từ thiện với chủ đề “Vì nạn nhân chất độc da cam” do Hội Chữ thập đỏ và Hội Điện ảnh tổ chức.

Sau vài năm ở phòng tranh Nam Phương, anh quyết định mở một phòng tranh cho riêng mình. Giờ đây, lúc nào cũng thấy anh tất bật với công việc vì hàng ngày có rất nhiều người đến đây xem, mua và đặt anh vẽ tranh. Nhưng không phải vì vậy mà Hồ Trường lơ là với nghiệp sáng tác. Lâu lâu anh lại bỏ đi về các miền quê, các vùng đất xa lạ, đến với người lao động để tìm cảm hứng sáng tạo.

Tôi luôn nghĩ: họa sĩ Hồ Trường cũng là một đóa hoa lặng lẽ dâng hương cho cuộc đời này. Cầu chúc và mong anh còn mãi tấm lòng tỏa đầy đam mê trong cuộc sống. Một mùa xuân lại về bên người nghệ sĩ giang hồ mà tôi được biết. Gởi về anh muôn vàn bình an, hạnh phúc và những ý tưởng tốt đẹp đầu năm./.

Quang Đạt - Lê Hoàng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh