THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:02

Hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển

Quảng Bình: Trên 29.000 lao động chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường được giải quyết việc làm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sự cố môi trường biển năm 2016 đã tác động nghiêm trọng tới 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong đó Quảng Bình là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với phạm vi bị ảnh hưởng rộng và giá trị thiệt hại lớn (chiếm hơn 40% tổng thiệt hại của 4 tỉnh miền Trung nói trên), dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tại địa phương này (tăng 1,1%).

Ông Phạm Thành Đồng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình cho biết, thực hiện Quyết định của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại cho 7 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển tại miền Trung, tỉnh Quảng Bình đã triển khai kịp thời việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đến các gia đình bị tổn thất. Kinh phí hỗ trợ được dùng để tái đầu tư sản xuất hoặc chuyển đổi nghề đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế. Những mô hình chuyển đổi sinh kế cho người dân cũng được nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Sau một thời gian thử nghiệm, các mô hình bước đầu thích ứng với tình hình thực tế, đem lại thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, để công tác hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, việc làm và XKLĐ cho người dân bị ảnh hưởng đạt hiệu quả cao, Sở LĐ-TB&XH đã trực tiếp chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển triển khai đồng bộ các giải pháp về tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm thông qua việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, hội nghị tư vấn việc làm…

Hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển - Ảnh 1.

Nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển đã được các địa phương triển khai

Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH, tỉnh đã ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân vùng ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tham gia các chương trình hợp tác lao động giữa Việt Nam với các nước, nhất là chương trình hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc.

Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có trên 72.000 lao động được giải quyết việc làm, trong đó, số lao động được giải quyết việc làm tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trên 29.000 người. Tổng số lao động bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp gần 4.300 người với tổng kinh phí đã hỗ trợ hơn 24,3 tỷ đồng.

Hà Tĩnh: Gần 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ tạo việc làm cho người dân bị ảnh hưởng

Tại Hà Tĩnh, sự cố môi trường biển năm 2016 cũng đã ảnh hưởng nặng nề tới 22.780 hộ gia đình và 65 xã tại Hà Tĩnh, với gần 24.500 người mất việc và không có việc làm ổn định, trong đó có 14.770 nghìn người trực tiếp làm trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản, ngoài ra, số người thất nghiệp thuộc ngành kinh doanh thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, dịch vụ khách sạn - nhà hàng và ngành sản xuất muối cũng gia tăng đáng kể.

Sau sự cố, bên cạnh việc kịp thời chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đến các gia đình bị tổn thất theo Quyết định của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại cho 7 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển tại miền Trung, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm để bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

Các lớp đào tạo nghề được tổ chức thường xuyên và hiệu quả. Với sự tham mưu của Sở LĐ-TB&XH, UBND tỉnh quyết định phân bổ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề tại các địa phương, ưu tiên những học viên là người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển.

Không chỉ đa dạng các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền về chính sách việc làm, đào tạo nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hà Tĩnh còn tổ chức các hội nghị tư vấn việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động, đồng thời triển khai nhiều phiên giao dịch việc làm với mật độ thường xuyên hơn tại các vùng duyên hải, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Bằng nhiều biện pháp thiết thực như hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ, chi phí khám sức khỏe, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động và hỗ trợ vay vốn, tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ 35.762 người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Rumani...

Tính đến giữa tháng 3/2019, tổng kinh phí cho việc hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển của Hà Tĩnh là 29,564 tỷ đồng . Ngoài ra, 1.730 dự án vay vốn để sản xuất của người lao động đã được phê duyệt và giải quyết thủ tục nhanh chóng với tổng số tiền là 59,588 tỷ đồng, nhờ đó, 2.523 lao động có cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất, tăng thêm thu nhập. Số vốn được vay phần lớn được dùng để tái đầu tư sản xuất hoặc chuyển đổi nghề đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

DIỆU NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh