Hò khoan Lệ Thủy được ghi danh Di sản văn hóa Quốc gia
- Văn hóa - Giải trí
- 17:58 - 01/09/2017
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Lệ Thủy đón nhận Bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với hò khoan Lệ Thủy. Ảnh: Người đưa tin
Hò khoan Lệ Thủy là loại hình nghệ thuật văn hoá dân gian của cư dân sông nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thường được người dân hát trong các dịp chèo đò, giã gạo và các lễ hội làng bên sông Kiến Giang.
Nằm trong hệ thống dân ca Bình-Trị-Thiên nhưng Hò khoan Lệ Thủy có nét riêng, có hệ thống bài bản quy định rất chặt chẽ về làn điệu (mái hò), lối hò (chủ đề), có bài bản và quy định rõ ràng. Hò khoan Lệ Thủy có 9 mái (làn điệu): Chè, nện, xắp, ba, ruỗi, nhì và hò nậu xăn, hò khơi (miền biển), hò lỉa trâu (miền đồi núi).
Hò khoan Lệ Thủy có thần thái riêng biệt với các làn điệu dân ca khác. Nét đặc sắc riêng biệt của hò khoan Lệ Thủy là người hò cái, hò con ngang bằng nhau về “vai vế”, ai cũng có thể thành người hò cái và ngược lại.
Hò khoan Lệ Thủy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, khẳng định giá trị truyền thống của điệu hò dân gian trong kho tàng văn hóa lâu đời của cha ông.
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.