CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:19

Hình ảnh võ sư Thiếu Lâm dạy võ cho các cô gái mặc… bikini gây sững sờ

 

Võ sư Thiếu Lâm Tự dạy võ cho các cô gái mặc… bikini

Một điểm đến du lịch sông nước nằm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã vừa thành lập một đội những nữ nhân viên cứu hộ xinh đẹp và gợi cảm, để đảm bảo sẵn sàng xử lý mọi tình huống bất trắc xảy ra đối với sự an toàn của du khách.

Để trở thành một thành viên trong biệt đội “Nữ thần cứu hộ” làm việc trong khu du lịch sông nước Cổ Long Hiệp nằm ở miền Nam Trung Quốc, các nữ nhân viên cứu hộ phải mặc trang phục đồ bơi (trang phục thường ngày khi làm việc của họ) và sẵn sàng “đương đầu” với các võ sư đến từ… Thiếu Lâm Tự. Nếu vượt qua bài kiểm tra này, họ mới được thuê vào làm việc.

Những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy, một đội gồm những cô gái muốn được tham gia vào nhóm “Nữ thần cứu hộ” đang luyện tập những kỹ năng võ thuật, cùng nhiều bài tập thể lực khác với các võ sư đến từ Thiếu Lâm Tự.

Hình ảnh những cô gái mặc trang phục khá… gợi cảm, luyện tập với các võ sư đến từ ngôi chùa cổ nổi tiếng của Trung Quốc đã khiến truyền thông và dư luận nước này không khỏi xôn xao.

Một cô gái đang luyện tập võ công với một võ sư Thiếu Lâm trước khi trải qua bài thi sát hạch để xem có đủ điều kiện trở thành “Nữ thần cứu hộ” hay không.

Hơn 30 cô gái đã tham gia vào khóa huấn luyện của khu du lịch Cổ Long Hiệp nằm ở miền Nam Trung Quốc. Hình ảnh những cô gái trong trang phục gợi cảm luyện tập võ thuật trên dòng suối với các võ sư Thiếu Lâm đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc.

Các cô gái này sẽ phải luyện tập võ thuật và những bài tập thể lực dưới sự hướng dẫn của các võ sư.

Các cô gái này mặc trang phục đồ bơi trong lúc luyện tập, bởi đây cũng chính là trang phục thường ngày trong giờ làm việc của họ nếu được tuyển dụng.

Một bài tập thể lực đối với những cô gái muốn trở thành “Nữ thần cứu hộ”.

Những hình ảnh gây xôn xao truyền thông và dư luận Trung Quốc.

Một võ sư trẻ được cử đến từ Thiếu Lâm Tự để giúp các cô gái luyện tập võ công trước khi trải qua bài thi sát hạch.

Quang cảnh một buổi luyện tập của các thầy trò.

Những buổi luyện tập vất vả trước kỳ thi sát hạch.

Thiếu Lâm Tự giờ đã bị “thương mại hóa”?

Trong lịch sử tồn tại của Thiếu Lâm Tự, trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, ngôi chùa vốn sản sinh ra môn võ Thiếu Lâm đã dần trở thành một “đế chế võ thuật mang đầy tính thương mại”. Sự chuyển mình này của Thiếu Lâm Tự vốn vẫn luôn gây tranh cãi, người cho rằng, đây là việc làm có công, cũng có người cho rằng có tội, chưa thể phân xử rõ ràng.

Từ lâu, Thiếu Lâm Tự vốn đã trở nên nổi tiếng với người yêu phim võ thuật trên khắp thế giới với những bộ phim làm về các đệ tử Thiếu Lâm, sử dụng bối cảnh Thiếu Lâm Tự, như “Thiếu Lâm ngũ tổ” (1974), “Thiếu Lâm tam thập lục phòng” (1978), “Thiếu Lâm thập tam côn tăng” (1980), “Thiếu Lâm Tự” (1982), “Đội bóng Thiếu Lâm” (2001)…

Giới tu hành và cả dư luận Trung Quốc vốn vẫn luôn tranh cãi về việc ngôi chùa cổ và môn võ Thiếu Lâm đã và đang trở thành “món hàng thương mại”, trong khi đó người tu hành vốn được cho là phải tránh xa “tham, sân, si”. Tuy vậy, giờ đây, cái tên Thiếu Lâm Tự đã thường xuyên được đặt bên cạnh những chiến dịch PR, quảng cáo, để tăng thêm sức hút cho các sự kiện, thương hiệu.

Thiếu Lâm Tự được xây dựng từ cuối thế kỷ 5, những người trụ trì ngôi chùa này trước đây đều phản đối kịch liệt việc thương mại hóa ngôi chùa và môn võ Thiếu Lâm với niềm tin rằng đây là cách tốt nhất để bảo tồn những giá trị di sản của Thiếu Lâm Tự, cũng như giáo lý của họ. Nhưng giờ đây, điều này đã thay đổi, gây nên nhiều tranh cãi.

Giờ đây, Thiếu Lâm Tự không chỉ nổi tiếng về võ thuật mà còn nổi tiếng là ngôi chùa tham gia đủ loại hình kinh doanh, từ đóng quảng cáo cho tới trình diễn võ thuật trong các tour lưu diễn, mở trường dạy võ thu học phí… Và như trên đây, họ còn sẵn sàng cử võ sư tới tham gia những khóa đào tạo huấn luyện rất thu hút sự quan tâm của dư luận như thế này.

Tất cả những người phản đối hướng đi này đều cho rằng, một ngôi chùa thì không nên điều hành theo kiểu một doanh nghiệp, bởi chùa chiền đã được mặc định là nơi chốn của tâm linh, thanh tịnh, tránh xa mọi thị phi, bon chen thường thấy ngoài cuộc đời. Việc nhà sư, chùa chiền cũng tham gia kinh doanh, thu lợi là đi ngược lại quan niệm truyền thống.

Theo Ngọc Diệp/Dantri.com.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh