THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:40

Hiện vật ‘biết nói” về Hoàng Sa, Trường Sa

     Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền Việt Nam” nhằm tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của các lực lượng giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ghi nhận sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cổ vũ quân và dân ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế”

     Trong số những hiện vật được trưng bày tại triển lãm có rất nhiều chứng cứ lịch sử gây ấn tượng đặc biệt sâu sắc như: Châu bản triều Nguyễn (thế kỷ 17, 18) khẳng định Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; hệ thống bản đồ của nhà nước phong kiến Việt Nam, của phương Tây và Trung Quốc đã thể hiện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như: “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do vua Minh Mạng cho vẽ năm 1883; “An Nam đại quốc họa đồ” của giám mục Tabe vẽ năm 1838...  Cùng với đó là những tư liệu mới sưu tầm được, như: Giấy khai sinh của bà Mai Kim Quy sinh ra ở Hoàng Sa, do cơ quan hành chính Pháp đặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940; Nghị định số 3282 ra ngày 5/5/1939 của toàn quyền Đông Dương về việc chia quận hành chính Hoàng Sa thành hai quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên...

Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (giữa) do Vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838 thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.

     Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu cho người xem những hình ảnh, hiện vật phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam như Cờ giải phóng treo trên cột cờ đảo Song Tử Tây ngày 14/4/1975, cáng thương chuyển cán bộ chiến sĩ đã chiến đấu hy sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988..., Đặc biệt, triển lãm cũng trưng bày những hình ảnh, hiện vật phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương – 981 vào vùng biển Việt Nam, như ảnh tàu Trung Quốc đâm tàu ngư dân bị chìm, đâm tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư bị hỏng; áo phao của Trung úy Nguyễn Ngọc Hòa đã sử dụng từ ngày 5/5 đến ngày 17/6/2014; các mảnh thành tàu, bong tàu, mạn tàu CSB 2012 và 2016 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng...

     Thông qua triển lãm, nổi bật lên hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế với những tài liệu, hiện vật thể hiện sự quan tâm cũng như tình cảm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và kiều bào ta ở nước ngoài với những hành động thiết thực, chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Điều này được thể hiện qua các phong trào, các chương trình hoạt động hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, như: Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa; góp đá xây Trường Sa, Triệu trái tim hướng về biển đảo quê hương... với những chuyến thăm đến các đảo, đầu tư xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, đóng góp vật chất ủng hộ các lực lượng tham gia giữ gìn biển đảo…

     Trong buổi khai mạc triển lãm, Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: Những mảnh vỡ từ các tàu cảnh sát biển trưng bày hôm nay là bằng chứng thép về sự vô nhân đạo của các tàu Trung Quốc trên biển Đông. Sau triển lãm, những mảnh vỡ này sẽ được đưa vào làm hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nhằm nhắc nhở con cháu muôn đời về bài học từ những tháng ngày Biển Đông dậy sóng...

 

Phương Lê

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh