THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:59

Hết quý 3/2019, TP.HCM sẽ đóng cửa tất cả các cơ sở giết mổ thủ công

Công suất của các nhà máy giết mổ công nghiệp như vậy là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường TP.HCM. Do đó, UBND thành phố quyết định sẽ chấm dứt hoạt động của tất cả cơ sở giết mổ thủ công hiện hữu trên địa bàn, ngoại trừ cơ sở giết mổ Trung Tuyến (huyện Cần Giờ), do đặc thù về địa hình.

Đến này 30/9 tới, tất cả các cơ sở giết mổ thủ công tại TP.HCM sẽ phải ngưng hoạt động

Cụ thể, các cơ sở giết mổ thủ công sẽ phải đóng cửa bao gồm: cơ sở Sơn Vàng, Phước Kiến, Tân Phú Trung, Hòa Phú, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Xuyên Á. Trong có, cơ sở Xuyên Á (huyện Củ Chi) là có quy mô lớn nhất, với công suất giết mổ hiện tại lên tới 5.000 con/ngày, nhưng từng bị dừng hoạt động do vụ tiêm thuốc an thần vào 3.700 con heo tại lò mổ này hồi tháng 10/2017, sau đó được phép hoạt động lại nhưng chỉ với công suất 1.500 con/ngày.

UBND TP.HCM cũng cho biết, đến ngày 31/12/2019 sẽ đưa vào hoạt động 2 nhà máy giết mổ gia cầm công nghiệp của Công ty TNHH Phạm Tôn và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV trên địa bàn huyện Củ Chi, đồng thời ngưng hoạt động Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn. Cùng thời điểm, nhà máy giết mổ công nghiệp bò, dê, cừu tại huyện Hóc Môn với công suất 50 con bò/giờ, 200 con dê/giờ cũng được đưa vào vận hành.  

Việc đầu tư xây dựng các nhà máy giết mổ công nghiệp chính là nhằm đảm bảo công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ảnh, hàng nghìn con heo bị tiêm thuốc an thần, bị cơ quan chức năng phát hiện tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, huyện Củ Chi, TPHCM năm 2017

Dự kiến, đến năm 2020 tổng công suất giết mổ công nghiệp của các nhà máy khoảng 15.530 con heo/ngày (tương ứng 1.052 tấn heo/ngày); 300.000 con gia cầm (tương ứng 450 tấn thịt/ngày) và 300 con bò/ngày (tương ứng 45 tấn thịt/ngày); có thể đáp ứng 100% nhu cầu tiêu dùng thịt heo và gia cầm của người dân thành phố. 

Như vậy, chính quyền TP.HCM đã công khai kế hoạch bố trí nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến công nghiệp, vùng cơ sở an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; giới thiệu các nhà máy giết mổ công nghiệp để các cơ sở giết mổ thủ công có kế hoạch di dời theo đúng lộ trình kế hoạch đã phê duyệt.

Việc phát triển các nhà máy giết mổ công nghiệp sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường thời gian tới

Cùng với đó, thành phố cũng triển khai đồng loạt giải pháp về an toàn thực phẩm và xúc tiến thương mại như tăng cường quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, kiểm tra chặt các điều kiện vệ sinh thú y, quản lý sản phẩm động vật theo chuỗi từ nguyên liệu đến bàn ăn, xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, giết mổ và phân phối đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp giết mổ xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu sản phẩm…

Được biết hồi đầu năm 2016, TP.HCM có 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Sau khi thành phố ban hành lộ trình ngưng hoạt động các cơ sở giết mổ thủ công và những quy định về môi trường và an toàn thực phẩm, 10 cơ sở giết mổ gia súc đã ngưng hoạt động, hiện còn 11 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công với công suất bình quân mỗi ngày đêm khoảng 6.330 con heo, 82.000 con gà. 

VH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh