THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:49

Hãy trả lại nét đẹp cho lễ hội

 

Hiện tượng xô đẩy, chen lấn, giằng giật “lộc thánh” hay đua nhau "đút lót" thần thánh bằng cách “rải” tiền lẻ ở các đền, chùa, khấn thuê… vẫn tiếp tục diễn ra. Thậm chí, rất nhiều cách ứng xử không phù hợp đã diễn ra tại chốn linh thiêng. Chẳng hạn mới đây, một cụ bà đi chùa Hương còn bị một đám thanh niên xô đẩy đến mức ngất xỉu.
Việc đi lễ chùa đang bị ảnh hưởng nhiều bởi những thói dung tục, lòng tham... của con người nên dẫn đến hiện tượng bát nháo, lộn xộn. Xưa ông bà ta có dạy rằng: “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng bây giờ, người ta đến chốn linh thiêng để xin cầu đủ thứ từ học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức, buôn may bán đắt, được lọt tội… Để sòng phẳng, họ “mua chuộc”, “đút lót”, “hối lộ”, dúi tiền vào tay tượng Phật để cầu mong Phật “chứng” cho “lòng thành”.
Có không ít người sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để cúng lễ, cung tiến thần thánh, dâng sao giải hạn… Họ quan niệm, càng lễ to càng tránh được hạn, càng dễ thăng quan tiến chức. Điều này, đang khiến nhiều người cho rằng, phần lớn những người làm việc này là kiếm lời bất chính, làm điều không tốt nên mới có tâm lý bất an, lo sợ cầu cứu thánh thần che chở một cách mù quáng.
Một hiện tượng vẫn đang diễn ra phổ biến tại các lễ hội là chuyện chen lấn, xô đẩy, thậm chí giày xéo, giẫm đạp lên nhau để cướp được một phần lộc. Trong khi đó, lộc Phật, lộc thánh là ở trong tâm, đâu phải ở vài ba thứ đồ mã do sư thầy phát hay giành giật được. Việc tranh cướp vòng lộc mong có sự may mắn trong năm chỉ thể hiện tính tham lam, ham của. Lộc do bản thân tu dưỡng đạo đức, tâm địa lương thiện, sống tốt những người xung quanh, nhân duyên, nhân quả không phải giành giật mà được.
Thực tế, có nhiều thứ đang tác động làm xấu xí lễ hội, đó là sự mê tín, cuồng tín một cách thái quá; Việc chưa có những biện pháp và giải pháp quản lý phù hợp, nhiều nơi biến việc tổ chức lễ hội thành hoạt động kinh tế, làm giàu cho địa phương dẫn đến thương mại hóa lễ hội; Việc giáo dục tâm linh, ý thức văn hóa của người dân chưa được chú trọng, nhiều người không hiểu hết văn hóa lễ hội nên đưa cả những thói quen dung tục như đánh nhau, chen lấn, cướp đoạt, “đút lót” đến chốn linh thiêng.
Ranh giới giữa tín ngưỡng, tâm linh và mê tín dị đoan rất mong manh. Nếu không có cách nhìn lịch sử, khoa học thì những giá trị truyền thống rất dễ bị hiểu một cách sai lệch. Việc đổi mới phương thức tổ chức, lập kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, truyền tải bản sắc văn hóa, sinh động phong tục, tập quán cổ truyền là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần quản lý, giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Tránh việc lạm dụng lễ hội để “buôn thần, bán thánh”, hay thương mại hóa một cách phản cảm thì lễ hội mới hết xấu xí.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh