THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:46

Hapro lọt Top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2018

 

Những đại diện có mặt trong danh sách này là những công ty hoạt động hiệu quả, có kinh nghiệm trong ngành, là những thương hiệu đã ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành giai đoạn 2017-2018. 

 

Phó Tổng Giám đốc Hapro – Ông Nguyễn Tiến Vượng nhận Chứng nhận TOP 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2018

 

 Bảy tháng sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng và tổ chức đại hội cổ đông lần đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) có những chuyển biến rõ nét nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Những kết quả ban đầu đã đạt được vừa qua đã thể hiện các định hướng phát triển của Hapro do HĐQT Tổng công ty cổ phần chỉ đạo, triển khai đã đi vào thực tế kinh doanh.

 Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Hapro Madame Nguyễn Thị Nga cho biết: sau CPH sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần (Hapro) là một Tổng công ty xuất nhập khẩu và thương mại nội địa có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, phát huy vai trò là một doanh nghiệp kinh tế, thương mại lớn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Tập trung phát triển thị trường nội địa với hệ thống Siêu thị HaproMart, HaproFood và hệ thống các cửa hàng ăn uống dịch vụ,…; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại tại Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước phục vụ phát triển hệ thống bán lẻ; Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm chủ lực của Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Tập trung đầu tư các Nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hapro để xuất khẩu và đưa vào hệ thống bán lẻ tại thị trường nội địa. Đồng thời, xây dựng Hapro trở thành Công ty chủ lực của Tập đoàn trong lĩnh vực xuất khẩu, gắn thương hiệu xuất khẩu Hapro với thương hiệu BRG của Tập đoàn.

Đối với thị trường trong nước, Hapro cũng có cách thức phát triển sản phẩm sạch, bảo đảm nguồn gốc tương tự như cách tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để chủ động được nguồn hàng hóa đưa vào hệ thống bán lẻ của đơn vị, Hapro đã đầu tư xây dựng các cơ sở vệ tinh, các vùng nguyên liệu, hoặc đặt hàng các trang trại chăn nuôi, từ đó có nguồn nông sản, thực phẩm tươi, an toàn mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Chính nhờ cách làm bài bản đó, những năm qua, Hapro đã đưa được các sản phẩm nông sản đặc trưng nổi tiếng của nhiều địa phương đến với khách hàng. Mới đây, tại Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác, đầu tư và phát triển”, Hapro đã ký biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La.

 

Gạo Hapro Đồng Tháp lọt TOP2 “Hàng Việt Nam được NTD yêu thích năm 2018”

 

Bên cạnh việc bảo đảm nguồn hàng rõ nguồn gốc, các sản phẩm của Hapro còn dễ dàng tiếp cận khách hàng Hà Nội và các địa phương lân cận thông qua thương hiệu Hapromart, Haprofood; Seika-mart và hệ thống các cửa hàng ăn uống, dịch vụ, hệ thống bán lẻ gồm hơn 100 địa điểm kinh doanh tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, trong đó có 34 siêu thị cửa hàng tiện ích.

 

Chuỗi siêu thị Hapromart thuộc Hapro hiện có mặt tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc

 

 Ngoài nguồn nội lực mạnh nhờ mạng lưới bán lẻ rộng khắp, sau khi cổ phần hóa, Hapro còn nhận được sự đồng hành, hợp tác của chuỗi siêu thị Intimex do có cùng nhà đầu tư chiến lược. Gần đây nhất, hai doanh nghiệp này đã cùng đem sản phẩm Gạo Hapro Đồng Tháp, vải thiều Thanh Hà - Hải Dương, nhãn Sông Mã - Sơn La đến tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm an toàn Hapromart, Haprofood, Seika-mart và hệ thống siêu thị Intimex Home&Food.

 

Chuỗi siêu thị của Hapro và Intimex đồng hành trong việc quảng bá nông sản Việt

 

 Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ bình ổn giá do thành phố triển khai, trong nhiều năm qua, Hapro đã tích cực tham gia các chương trình đưa hàng về nông thôn, nổi bật là hình thức bán hàng lưu động, tổ chức các phiên chợ Việt, phiên chợ Tết. Trong 9 năm từ 2008 – 2017, mỗi năm Hapro đã tổ chức khoảng 100 phiên bán hàng “bình ổn giá” tại nhiều xã của 11 huyện ngoại thành. Từ năm 2016 đến nay, mặc dù chương trình bình ổn giá thành phố không triển khai chương thực hiện ứng vốn dự trữ hàng hóa nhưng Hapro vẫn tích cực duy trì với mong muốn đưa các SPDV đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý tới với người tiêu dùng tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội.

 Việc lọt TOP 10 doanh nghiệp bán lẻ uy tín năm 2018 cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị là sự ghi nhận của BTC dành cho Hapro cùng 09 doanh nghiệp bán lẻ khác đã nỗ lực hết mình và đạt được thành tựu đáng kể trong việc cung cấp các SPDV dành cho khách hàng, tạo được vị thế trên thị trường, có những chiến lược phá triển kinh doanh tốt và có hình ảnh ấn tượng trong mắt công chúng và các nhà đầu tư.

10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch của Hapro đạt 95.2 triệu USD, bằng 120 % so với cùng kỳ năm 2017. Tổng doanh thu đạt 4.264 tỷ đồng, bằng 120 % so với cùng kỳ năm 2017. Một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao như: hạt điều đạt 65.06 triệu USD tăng 15%, gạo đạt 13.92 triệu USD tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.

THANH AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh