CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:06

Hành trình vì ngày mai tươi sáng

Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân về nguy cơ bom mìn, qua đó vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống.

Tiết mục ca nhạc biểu diễn.

 

Tham dự Chương trình nghệ thuật có Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm; Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; các thành viên Ban Chỉ đạo 504; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương,  đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế... cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.

Các đại biểu tham dự chương trình.

 

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm khẳng định: Khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh là công việc được Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức quan tâm. Ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha, chiếm 18,82% tổng diện tích của cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tại một số tỉnh miền Trung, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết, 12.260 người bị thương.


Việc khắc phục hậu quả bom mìn thậm chí mất hàng trăm năm.

 

Theo thống kê của Bộ Tư lệnh Công binh, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng hơn 15,3 triệu tấn (trong đó có hơn 7,85 triệu tấn thả từ máy bay và 7,5 triệu tấn sử dụng trên mặt đất), tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (các tài liệu nước ngoài là 10%).Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm, có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hóa học.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trao hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn của các tỉnh tại chương trình.

 

 

Trao hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn của các tỉnh tại chương trình.


Trong những năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hỗ trợ xây dựng hệ thống dữ liệu bom mìn và vật liệu nổ ở Việt Nam; thông tin truyên truyền về nguy cơ của bom mìn trong cộng động nhằm giảm thiểu thiệt hại về người do bom mìn gây ra. Các tổ chức cũng đã trực tiếp tham gia và tài trợ cho các hoạt động rà phát bom mìn ở Việt Nam; tài trợ các hoạt động tái định cư và phát triển cộng đồng sau ra phá bom mìn; hỗ trợ nạn nhân bom mìn giải quyết khó khăn, hòa nhập cộng đồng và phát triển sản xuất…

Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2025 sẽ tập trung huy động, tổ chức quản lý và sử dụng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên nguồn lực quốc gia và quốc tế nhằm thu hẹp diện tích ô nhiễm bom mìn; khắc phục cơ bản sự tác động và hậu quả của bom mìn phục vụ sản xuất kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn trong nhân dân; giúp đỡ có hiệu quả nạn nhân bom mìn…

Một số hình ảnh Tiết mục nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sỹ, ca sỹ Nhà Văn hóa quận Cầu Giấy (Hà Nội), Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, biểu diễn tại chương trình:

Nhóm dòng thời gian biểu diễn


Ca khúc đêm trường sơn nhớ bác...

 

Ca khúc Em vẫn đợi anh về ...

 

Nhóm dòng thời gian biểu diễn.

 

Ca khúc mùa xuân trên quê hương.



MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh