THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:10

Hàng loạt ngân hàng thay 'tướng'

 

Trường hợp đầu tiên đó là doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình (ABBank). Theo đó, ông Tiền đã quyết định trao lại chiếc ghế chủ tịch cho ông Đào Mạnh Kháng - Phó chủ tịch HĐQT ABBANK. Đổi lại, ông Tiền sẽ tiếp tục làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco.

Tại đại hội cổ đông diễn ra ở Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch NHTM cổ phần Đông Nam Á (SeABank) đã nhường vị trí đứng đầu cho ông Nguyễn Mạnh Tần, vốn trước đó đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT.

Bà Thái Hương – từ nhiệm vị trí Chủ tịch của Tập đoàn TH để làm phó Chủ tịch của Ngân hàng Bắc Á.

 

Việc bà Nga rời ghế nóng chủ tịch SeABank khiến thị trường khá bất ngờ bởi bà là người đầu tiên tham gia thành lập ngân hàng tư nhân tại Việt Nam, lần lượt làm Chủ tịch Techcombank và SeABank, hiện sở hữu nhiều sân golf và khách sạn nổi tiếng. Tuy nhiên, cũng chỉ ít ngày sau đó, SeABank đã công bố Tổng giám đốc mới của ngân hàng được NHNN phê duyệt. CEO mới là cái tên không mấy xa lạ - bà Lê Thị Thu Thủy,  con gái "Madam" Nga vốn giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc ngân hàng.

Một người ra đi nữa nhưng không mấy để lại sự ồn ào đó là trường hợp của bầu Thắng tại ngân hàng Kiên LongBank. Ông Hồ Hùng Anh – từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan để giữ nguyên vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Techcombank.

Bà Thái Hương – từ nhiệm vị trí Chủ tịch của Tập đoàn TH để làm phó Chủ tịch của Ngân hàng Bắc Á. Ông Dương Công Minh chọn vị trí Chủ tịch HĐQT của Sacombank thay vì Chủ tịch của Him Lam. Ông Đỗ Minh Phú rời vị trí đứng đầu Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji để nắm ghế Chủ tịch Ngân hàng TMCP TiênphongBank.

Tại đại hội thường niên Ngân hàng LienvietPostBank, các cổ đông đã bầu 8 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2023. Kết quả, ông Nguyễn Đình Thắng, Thành viên HĐQT đã trở thành tân Chủ tịch LienvietPostBank thay ông Nguyễn Đức Hưởng. Ông Thắng, sinh năm 1957. Từ tháng 4/2017 đến nay ông là Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Trong nhiệm kỳ mới này, ông Hưởng đã không ứng cử vào Thành viên hội đồng quản trị vì lý do sức khoẻ.

Còn trong ĐHCĐ EximBank nhiệm kỳ hiện tại (2015 - 2020), dù có tới 4 ứng viên nộp hồ sơ. Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận 1 người trong số 4 ứng viên để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank là bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank).

Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2018, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Ngay khi xây dựng Luật  sửa đổi này, Ngân hàng Nhà nước cơ quan chủ trì đã từng khẳng định; một trong những mục tiêu của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đó là hạn chế việc ngân hàng trở thành “sân sau” của các ông bà chủ nhà băng. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết: “Người vi phạm sẽ vĩnh viễn không được thực hiện quản trị, điều hành ngân hàng. Do đó, các lãnh đạo cần ý thức trước khi làm bất cứ điều gì”.

KHÁNH VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh