CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:10

Hàng Không Việt Nam cần tích hợp sức của cả Ngành trong thời buổi Cách mạng công nghiệp 4.0

Hàng Không Việt Nam trước những thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Triển lãm Quốc tế thiết bị công nghệ Ngành Hàng Không Việt Nam 2019.

Theo tiến sĩ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam (VAAST) cho biết, "Để thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn ngành hàng không Việt Nam phải nhanh chóng nhận thức đầy đủ về những đặc điểm cơ bản và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó huy động, tích hợp trí tuệ và các nguồn lực của toàn Ngành nhằm đổi mới căn bản về mọi mặt, tìm ra các giải pháp lớn, căn cơ hơn đưa Ngành phát triển nhanh, bền vững".

Tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam (VAAST) cũng đưa ra các nhận định. Đã đến lúc cần phải, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện lại Luật hàng không dân dụng Việt Nam, các văn bản dưới Luật, các qui trình qui phạm, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật; Cải tiến tổ chức, cơ chế hoạt động của toàn ngành cho phù hợp với hoàn cảnh mới theo yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, Cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin (Big data) cho toàn Ngành đáp ứng nhu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0., tạo lập hệ thống thông tin thống nhất, đồng bộ, có độ chính xác cao và luôn cập nhật thông tin mới.

Cần khẩn trương tạo hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đẩy mạnh hoạt động Hàng không chung nhằm phục vụ đắc lực, kịp thời và hiệu quả nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về lĩnh vực Cảng hàng không, sân bay; Cần phải qui hoạch lại mạng Cảng hàng không, sân bay Việt Nam cho giai đoạn 2020 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa các công trình cảng hàng không, sân bay sẽ được tự động hóa cao độ nhờ việc ứng dụng các thiết bị BIM, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh, kỹ thuật số… Mỗi cảng hàng không, sân bay sẽ có các chương trình tự động hóa về quản lý bảo trì các công trình ngầm, công trình nổi, kế hoạch hóa việc bảo trì sửa chữa theo thời gian.

Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương chính sách Xã hội hóa rộng rãi chỉ có thể thực hiện được mỗi khi phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết tường minh công khai đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần phải đổi mới tư duy và có nhận thức mới về các cảng hàng không, sân bay trong thế kỷ 21 còn là các trung tâm du lịch, vui chơi giải trí, mua sắm, trung tâm văn hóa, thể thao, ngoại giao, nơi giao thương buôn bán, ký kết các hợp đồng hợp tác… của các đối tác kinh doanh trong nước và quốc tế, đồng thời là những công trình thành phần tương tác hài hòa với các khu đô thị xung quanh ở địa phương đó, với toàn quốc, với khu vực và thế giới.

"Trong lĩnh vực Quản lý bay mặc dù chúng ta đã có những bước tiến xa so với trước đây. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chúng ta chưa theo kịp kế hoạch không vận toàn cầu do ICAO đưa ra, trong đó có phần vì không đủ tài chính nhưng cũng có phần do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết. Việc này đã đến lúc phải giải quyết ngay", Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Hội Khoa học công nghệ hàng không Việt Nam nhấn mạnh.

Tiến sĩ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam khẳng định; "Nhìn thực tế hiện nay có 5 hãng vận tải hàng không đang hoạt động với gần 200 tàu bay và khoảng 5 hãng khác đang chuẩn bị hình thành và khả năng còn nhiều hãng mới ra đời. Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Cần sự tích hợp sức cạnh tranh của cả Ngành".

Đồng thời, Việc hình thành các chuỗi dịch vụ hàng không sẽ với những sản phẩm mới mang tầm toàn cầu sẽ ra đời trong nền Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có nhiều thay đổi toàn diện và nhanh chóng. Việt Nam cần đón đầu thời cuộc này.

Các vấn đề lớn cần đặc biệt lưu ý để ngành Hàng không Việt Nam vững vàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Nâng cao nhận thức, quan điểm đúng đắn về Cách mạng công nghiệp 4.0 để kịp thời nhận biết được những đặc điểm cơ bản, sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc, nhanh chóng của nó đến đời sống con người từ đó tìm cách thích ứng kịp thời nhằm tận dụng mọi cơ hội, hạn chế và khắc phục các thách thức, nguy cơ do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không cần có chủ trương, chính sách, biện pháp, kế hoạch kịp thời thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

3. Các doanh nghiệp phải khẩn trương nghiên cứu, nhận diện, đổi mới mạnh mẽ và căn bản, toàn diện cho phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

HẢI LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh