THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:18

Hải Phòng: Nâng cao năng lực cho cán bộ về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

 

 

Tuyên truyền cho nhân dân về các địa chỉ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người.


Hơn 300 cán bộ văn hóa xã hội được tập huấn nâng cao năng lực

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng, trong năm 2018, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã tổ chức lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho hơn 300 cán bộ văn hóa xã hội làm công tác hỗ trợ nạn nhân tại 15 quận, huyện; 223 xã, phường, thị trấn; 11 đội công tác xã hội tình nguyện, cán bộ làm công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tại Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân về các chế độ, chính sách, xác minh xác định nạn nhân, hướng dẫn lập hồ sơ về hỗ trợ nạn nhân; các kỹ năng như: tiếp cận, tư vấn tâm lý, quản lý trường hợp. Ngoài ra, các cán bộ còn được tham dự lớp tập huấn về quản lý ca trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Thủy Nguyên tổ chức tuyên truyền tập huấn công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và ra mắt mô hình “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” cho 120 cán bộ Ủy ban nhân dân, trưởng các ban, ngành, đoàn thể và cộng tác viên, thành viên tham gia mô hình của xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên; phát 120 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền phòng, chống mua bán người. Phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Kiến Thụy, UBND xã Đại Hợp, Đồn Biên phòng Đoàn Xá tổ chức tuyên truyền, tập huấn về công tác công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về cho gần 140 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ Đảng ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng các thôn và cộng tác viên tham gia mô hình “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy.

Trong đó, lồng ghép tổ chức 5 buổi tuyên truyền phòng, chống ma túy cho 1.560 người là cán bộ, nhân dân, giáo viên, học sinh, thanh thiếu niên tại các quận, huyện; phát 1.600 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền. Đăng tải các quy trình thủ tục hành chính như: Cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; cấp lại giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân…

Theo Chi cục Phòng, chống tệ xã hội, Chi cục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương sẵn sàng thực hiện các hoạt động hỗ trợ khi có nạn nhân bị mua bán trở về. Cùng với đó, Phòng LĐ-TB&XH huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy lựa chọn địa bàn, triển khai xây dựng mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại xã Hòa Bình, Đại Hợp. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố duy trì tổ chức hoạt động mô hình nhóm đồng đẳng phòng ngừa và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng tại 2 huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy với 14 thành viên tham gia sinh hoạt. Các mô hình thường giao ban tháng/lần với các nội dung sinh hoạt như: Chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, tuyên truyền phòng chống mua bán người, phòng chống tệ nạn xã hội… từ đó giúp các nạn nhân xóa bỏ mặc cảm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

 Hỗ trợ, giúp đỡ, vay vốn, tạo việc làm giúp nạn nhân ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng

Cũng theo Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai rộng rãi tới quần chúng nhân dân, đoàn viên thanh niên các xã, phường, thị trấn, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn thành phố với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng như: Thuyết trình, tiểu phẩm, chia sẻ, phát tờ rơi góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ và nhân dân về phương thức, thủ đoạn  hoạt động của tội phạm mua bán người.  

 

 

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ về nạn buôn bán người.


Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã triển khai, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, đó là việc xây dựng mô hình hỗ trợ nạn nhân đến nay Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội mới dự thảo khung Kinh tế - kỹ thuật mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại cộng đồng nên khó khăn triển khai thực hiện hướng dẫn địa phương. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về còn thiếu, chủ yếu làm kiêm nhiệm, luân chuyển liên tục nên việc nắm bắt thông tin và cập nhật số liệu về nạn nhân bị mua bán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho họ còn chưa kịp thời. Kinh phí dành cho công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người còn ít nên ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp, triển khai nhiệm vụ với các sở, ngành, đoàn thể, địa phương trong công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trở về.

Từ thực tế trên, Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng cho biết đã đề nghị Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TBXH) tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các tỉnh, thành phố về công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Hỗ trợ kinh phí, cung cấp tài liệu, tranh thủ nguồn tài trợ của các Tổ chức Phi chính phủ hỗ trợ cho Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hải Phòng được tiếp cận các Dự án về xây dựng mô hình hỗ trợ, giúp đỡ, vay vốn, tạo việc làm giúp nạn nhân ổn sđịnh cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời Sở cũng sẽ tiếp tục tuyên truyền về tội phạm mua bán người, các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó, đặc biệt quan tâm đến cộng đồng dân cư vùng biên giới, dân tộc thiểu số và các nhóm có nguy cơ cao. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thường xuyên rà soát, thống kê số nạn nhân bị mua bán tự trở về, hướng dẫn nạn nhân làm bảng kê khai và đề nghị các cơ quan chức năng xác định là nạn nhân để được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ, nhằm giúp họ sớm ổn định cuộc sống hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội.

HOA HẠ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh