THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:19

Hà Tĩnh hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động khó khăn do dịch COVID-19

Tiếp nhận hồ sơ của lao động tự do chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022

Theo đó, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đề nghị: UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát, xác định số lượng đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi UBND huyện thẩm định, phê duyệt trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định hỗ trợ.

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của NLĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19 đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng; phối hợp các tổ chức, đơn vị chi trả hỗ trợ kịp thời cho đối tượng sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh và kịp thời thanh toán, đầy đủ các chính sách theo quy định.

Thực hiện chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do). Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ nhóm lao động này sẽ thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động khó khăn do dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Công nhân lắp đặt thiết bị máy móc tại nhà máy gỗ ép TTĐ Hà Tĩnh

Về hồ sơ đề nghị, trình tự, thủ tục thực hiện:

- NLĐ động làm đơn đề nghị hỗ trợ gửi đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hợp pháp. Thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

- Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của NLĐ, UBND cấp xã tổ chức rà soát, lập danh sách những đối tượng đủ điều kiện hưởng với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội; niêm yết công khai danh sách tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và trụ sở UBND cấp xã trong 2 ngày làm việc.

- Trong thời gian 1 ngày kể từ ngày kết thúc việc niêm yết, UBND cấp xã lập danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.

- Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ theo đề nghị của UBND cấp xã, UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trong thời gian 3 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hoàn thành việc chi trả tiền hỗ trợ cho đối tượng theo danh sách được UBND cấp huyện phê duyệt.

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ cho đối tượng lao động tự do được trích từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương các cấp, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Các huyện, thành phố, thị xã tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách hỗ trợ; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí được bố trí đúng quy định và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện, khó khăn, vướng mắc của địa phương để kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh, Bộ LĐ-TB&XH, các bộ, ngành liên quan.

Hà Tĩnh hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động khó khăn do dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Lao động học nghề chế biến thức ăn tại Trường CĐ Công nghệ Hà Tĩnh

Người lao động học nghề được hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng

Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đề nghị, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tìm hiểu, phối hợp với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh để liên kết đào tạo và xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ. Đối với các trường cao đẳng, nếu đào tạo trình độ sơ cấp những nghề chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh biết trước khi tổ chức đào tạo, còn đối với các cơ sở đào tạo khác thì gửi báo cáo về Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh xem xét, quyết định.

Mức hỗ trợ đào tạo: Đối với các ngành nghề, thời gian đào tạo đã được quy định tại Nghị quyết số 262/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh có mức chi phí đào tạo nhỏ hơn 1.500.000đ/tháng thì áp dụng mức hỗ trợ bằng mức chi phí đào tạo quy định tại Nghị quyết; nếu mức phí đào tạo các ngành nghề cao hơn 1.500.000đ/tháng thì áp dụng mức hỗ trợ là 1.500.000đ/tháng.

Đối với các ngành nghề chưa có quy định tại Nghị quyết thì mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không vượt quá 1.500.000đ/tháng. Thời gian hỗ trợ thời gian đào tạo tối đa 6 tháng.

Phổ biến các chính sách hỗ trợ đến người lao động

Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đến NLĐ; rà soát mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất các cơ quan chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Đối với chính sách “Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động”: các doanh nghiệp, đơn vị, người sử dụng lao động có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 9 của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, có nhu cầu hỗ trợ đào tạo nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Chương III Quyết định số 23/2021/QĐ- TTg và trình tự thực hiện thủ tục hành chính theo mục 2 phụ lục kèm theo Quyết định số 777/QĐ-LĐTBXH ngày 09/7/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

NGUYỄN NGỌC VƯỢNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh