Hà Tĩnh: Dân cầu cứu xử lý môi trường ô nhiễm từ hồ tôm
- Dược liệu
- 23:36 - 21/08/2018
Hồ tôm của ông Nguyễn Viết Khánh không có hệ thống xử lý nước thải
Cụ thể 6 hồ tôm của ông Nguyễn Viết Khánh tại xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có quy mô mỗi hồ chứa khoảng 2.000 mét khối nước, với tổng diện tích 2,5ha, đi vào hoạt động từ năm 2012 đến nay. Nhưng rất lạ từ đó đến nay những hồ tôm này lại không có hồ lắng mà xả thải trực tiếp ra môi trường nhưng không hề có cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lý.
Dẫn chúng tôi tiếp cận hiện trường, ông Nguyễn Văn Hóa- Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh thôn Bình Phúc xã Xuân Đan nói: “Chúng tôi ủng hộ các mô hình phát triển kinh tế nhưng với điều kiện phải đảm bảo vấn đề môi trường cũng như không để ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh. Những hồ tôm này xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân. Chúng tôi hết sức bức xúc vì nó không được xử lý nước thải. Cứ sau một vụ thu hoạch là nước thải lại xả thẳng ra đồng lúa của dân và theo mương nước ra biển. Mùi hôi thối thì không thể nào chịu được. Đặc biệt, nước thải ngấm vào lòng đất khiến nguồn nước ăn của nhiều hộ dân sinh sống gần đó cũng bị ảnh hưởng”.
Tôm chết hàng loạt không được xử lý gây ô nhiễm môi trường
Cùng chung ý kiến với ông Hóa, ông Nguyễn Bá Ngọc- nguyên bí thư xã Xuân Đan cho biết thêm: “Những năm trước, hồ nuôi tôm này xả thải khiến cá dọc theo cánh đồng bị chết trắng. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng không thấy ai xử lý. Cứ thế nó mặc nhiên xả thải ra môi trường. Không chỉ vi phạm về môi trường mà các hồ tôm này còn vi phạm về việc lấn chiếm rừng phòng hộ nữa”.
Theo ghi nhận của PV báo Dân Sinh: Tại hiện trường cho thấy màu nước xã từ những hồ tôm ra môi trường bên ngoài bị đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên từ những vũng nước đọng, nhiều xác tôm chết trôi dạt vào bờ, ruồi nhặng bay về bâu kín…
Rõ ràng lượng nước xả từ hồ tôm ra đồng lúa được dẫn qua cống para, rồi đổ thẳng ra biển.
Ông Nguyễn Viết Khánh- chủ những hồ tôm trên giải thích: Trước về đây đầu tư doanh nghiệp có vướng mắc về diện tích đất thuộc về rừng phòng hộ.
Sau một thời gian giải tỏa được, người dân cho phép làm hồ nuôi. Trong quá trình làm hồ nuôi tôm ông đã tính đến hồ lắng chất thải. Nhưng trong quá trình làm 6 hồ tôm xong thì người dân không cho làm tiếp hồ lắng vì họ cho rằng, tôi lấn đất rừng phòng hộ nên từ đó đến nay ông xả thải ra kênh này. Hiện được chấp thuận nên ông đang tập trung làm hồ lắng để xử lý.
Không có hồ lắng hồ tôm xã thải trực tiếp ra ngoài
Trả lời về nội dung người dân phản ánh, ông Phan Trọng Tri - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đan cho biết: “Dự án nuôi tôm của ông Nguyễn Viết Khánh xả thải gây ô nhiễm môi trường đã được xã báo cáo lên huyện, phòng tài nguyên, cảnh sát môi trường. Năm 2017, phòng TN&MT huyện Nghi Xuân về lập biên bản và đầu năm nay (2018) phòng cũng tiếp tục về. Trong tuần vừa rồi chúng tôi đã xuống xác nhận, nước thải từ hồ tôm ra môi trường có mùi hôi, màu ngà đen, đặc."
Trước tình trạng tác động từ môi trường những hồ tôm trên bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cần vào cuộc sớm trả lại môi trường trong lành cho người dân.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Áp cước bản thảo, tác dụng chữa bệnh của Áp cước bản thảo
Tác dụng Áp cước bản thảo, cách dùng Áp cước bản thảo chữa bệnh, hình ảnh, nơi mua, giá bán cây thuốc nam – vị thuốc quý Áp cước bản thảo
5 tháng trước
Tin nên đọc