Hà Nội rà soát công tác chuẩn bị tuyển sinh đầu cấp: Không để xảy ra "điểm nóng"
- Tra cứu Từ điển y khoa
- 23:10 - 30/06/2015
- Tuyển sinh lớp 6 trường chất lượng cao: Phấp phỏng kẻ mừng, người lo
- Hà Nội: Toàn điểm 10, cơ hội vào lớp 6 trường Ams vẫn thấp
- Quá nhiều học sinh giỏi và nỗi khổ tuyển sinh vào lớp 6
- Xét tuyển vào lớp 6: “Học sinh ta giỏi nhất thế giới”
- Xét tuyển vào lớp 6: Ưu tiên người thân là hợp lý?
- Lo lắng ẩn sau phương án cấm thi tuyển vào lớp 6
Ảnh minh họa.
Bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Bảo đảm quyền lợi học tập cho HS, cụ thể là đáp ứng đủ chỗ học cho mọi HS có nguyện vọng trên địa bàn là mục tiêu mà Hà Nội duy trì trong công tác tuyển sinh đầu cấp nhiều năm qua. Đứng trước những khó khăn về số lượng HS luôn biến động, các quận, huyện, thị xã, tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị, đã chủ động chuẩn bị các điều kiện đáp ứng. Thông tin từ Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết: Trước dự báo quy mô HS vào lớp 1 năm nay tăng 1.000 em, vào lớp 6 tăng 850 HS, quận đã xây bổ sung 48 phòng học, kịp thời đáp ứng đủ chỗ học, bảo đảm sĩ số ở mức không quá 50 HS/lớp. Quy trình thực hiện công tác tuyển sinh cũng đã được thống nhất, công bố công khai, trong đó cấp mầm non sẽ chia ngày tuyển sinh theo độ tuổi; cấp tiểu học, THCS chia ngày tuyển sinh theo tổ dân phố, cụm dân cư. Tại buổi họp, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết, hai trường mầm non Mùa Xuân và Hoa Mai (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) sau khi có dự kiến dừng tuyển sinh, nay chính thức thông báo sẽ tiếp tục tuyển sinh trong năm học tới.
Quy mô HS quận Cầu Giấy năm nay tăng tập trung ở cấp tiểu học, với hơn 200 HS, song cũng đã có phương án dự phòng cho đơn vị dự kiến sẽ khá đông HS là tiểu học Nghĩa Tân bằng cách xây dựng thêm một đơn nguyên của Tiểu học Dịch Vọng B, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 8. Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh cho biết: Trong trường hợp có biến động nhiều, HS sẽ được điều chuyển sang Trường Tiểu học Trung Yên - mới được xây dựng năm ngoái, sĩ số HS/lớp mới ở mức 35 HS/lớp và hiện còn thừa nhiều phòng học. Kinh nghiệm của quận trong việc giảm áp lực về tuyển sinh tại một số trường là tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, tránh việc nhập hộ khẩu tràn lan để được ưu tiên tuyển sinh.
Nằm ở khu vực ngoại thành, huyện Ứng Hòa có tổng số HS vào các lớp đầu cấp tăng hơn 600 em, song theo khẳng định của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, mức tăng này vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không có tình trạng quá tải. Lý do là bởi năm 2015, Ứng Hòa được đầu tư hơn 70 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị. Với 8 xã có số lượng HS trong độ tuổi ra lớp tăng cao, huyện cũng đổi mới cách thức giao chỉ tiêu tuyển sinh bằng cách điều chuyển HS giữa các xã, bảo đảm sĩ số HS/lớp không quá lớn.
Là quận nội đô, luôn đứng trước áp lực về quy mô HS, kinh nghiệm của Hoàn Kiếm trong tuyển sinh là bảo đảm khách quan, minh bạch, từ những việc tưởng chừng nhỏ. Để tránh gây hiểu nhầm cho phụ huynh, Phòng GD&ĐT duyệt toàn bộ thông báo tuyển sinh của các trường; chỉ đạo từng trường học chuẩn bị các điều kiện đón tiếp chu đáo như phòng chờ, chỗ ngồi, bố trí nhiều bàn thu hồ sơ, không để phụ huynh chờ lâu. Những trường hợp sai sót, thiếu giấy tờ hoặc mới nhập hộ khẩu được tạo điều kiện để nộp hồ sơ và giải quyết bổ sung.
Tuyệt đối không vận động thu góp
Mặc dù các phòng GD&ĐT đều khẳng định đã sẵn sàng mọi điều kiện cho công tác tuyển sinh, cam kết không để xảy ra "điểm nóng", song Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vẫn yêu cầu các đơn vị không được chủ quan. Ước tính, so với năm ngoái, tổng số HS năm nay tăng hơn 20 nghìn em. Vì vậy, các đơn vị cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu học tập và quyền lợi của HS. Ngoài phương châm "4 rõ" trong tuyển sinh như các năm trước, gồm rõ chỉ tiêu, rõ thời gian, rõ phương thức, rõ tuyến, năm nay các đơn vị phải đặc biệt lưu ý việc phân công rõ trách nhiệm, tránh tình trạng có sự cố xảy ra mà không xác định được do đâu, lỗi tại ai.
Để tránh xảy ra bức xúc trong công tác tuyển sinh, Sở GD&ĐT yêu cầu lãnh đạo 30 phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện đúng quy định về công tác thu chi. Theo đó, trong suốt thời gian tuyển sinh, từ ngày 1 đến ngày 15/7, các nhà trường tuyệt đối không được vận động thu góp của phụ huynh, không được thu bất kỳ một khoản thu nào ngoài quy định, kể cả việc bán hồ sơ. Một nội dung khác được lãnh đạo Sở GD&ĐT nhấn mạnh là trong thời gian tuyển sinh, các trường không được kết hợp việc nhận hồ sơ với việc bán sách giáo khoa, thu tiền may đồng phục HS. Yêu cầu được nhắc lại với các đơn vị là nhà trường không được đứng ra tổ chức may đo đồng phục cho HS, mà chỉ thiết kế về kiểu dáng, để phụ huynh tự lựa chọn nhà may hoặc tự đi may.
Liên quan vấn đề thu góp, trước thông tin phản ánh về tình trạng có một số trường trong thời gian tuyển sinh thường để sẵn một cuốn sổ có biểu cột, ghi họ tên, số tiền để phụ huynh có con học trái tuyến buộc phải tự nguyện đóng góp, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Sở GD&ĐT Hà Nội không cho phép các trường thực hiện việc này. Nếu vận động xã hội hóa thì nhà trường phải thực hiện theo đúng quy trình đã được quy định. Các trường phải thực hiện chung một công thức trong việc tuyển sinh đúng tuyến và trái tuyến, không được tự đặt ra các nội dung khác ngoài quy định.
Thời gian tuyển sinh của các trường mầm non, tiểu học, THCS được thống nhất trên toàn thành phố là từ ngày 1 đến ngày 15/7/2015, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh sai thời gian quy định. Phương thức tuyển sinh chung là xét tuyển. Sau ngày 15/7, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu báo cáo phòng GD&ĐT để được tuyển sinh bổ sung, thời gian tuyển sinh bổ sung từ ngày 17 đến ngày 19/7/2015. |