THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:15

Hà Nội: Hỗ trợ doanh nghiệp “vượt khó” Covid-19

Đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng mạnh. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, du lịch, giải trí, nhà hàng, khách sạn... bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

Hà Nội triển khai thực hiện nghiêm túc 7 nhóm nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 bằng 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về tín dụng, mặt bằng, kinh phí thành lập mới cho doanh nghiệp... và nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, thành phố đã triển khai hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thành lập mới; Hướng dẫn trả lương ngừng việc, giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh.

Thành phố cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp (dư nợ cho vay đến nay ước đạt 546 nghìn tỷ đồng); Thực hiện các gói hỗ trợ cho vay sản xuất, kinh doanh như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; trong đó, tổng số cụm công nghiệp quy hoạch đến năm 2020, có xét đến năm 2030 là 159 cụm, với diện tích 3.204,31ha. Hiện tại, đã có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, với diện tích là 1.328,64 ha, hỗ trợ khoảng 3.600 doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất.

Thành phố tổ chức kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng 68 cụm công nghiệp, tổng diện tích là 1.016,72 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng để hỗ trợ về mặt bằng sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Hỗ trợ kinh phí thực hiện hợp đồng tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển sản phẩm trí tuệ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng (kinh phí hỗ trợ từ 50 đến 100 triệu đồng/1DN/1 hợp đồng/năm); Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp (khoảng 1 tỷ đồng/1 dự án…

Hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, triển khai 2 đề án: Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025. Trong đó triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.

Cụ thể, hỗ trợ kinh phí thành lập mới cho doanh nghiệp thành lập mới (phí công bố thông tin lần đầu, kinh phí làm dấu và chuyển trả kết quả cho doanh nghiệp, kinh phí hỗ trợ 420.000 đồng/1 DN); Hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV (trên 20 tỷ/năm).

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy phát triển mạnh các ngành có ưu thế, có cơ hội phát triển như: sản xuất nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế: máy thở, dụng cụ xét nghiệm; dược phẩm).

Hà Nội: Hỗ trợ doanh nghiệp “vượt khó” Covid-19 - Ảnh 2.

Các hộ nghèo và đối tượng chính sách sẽ được giảm lãi suất vay vốn.

Thúc đẩy phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ như thông tin, truyền thông; thương mại điện tử; thanh toán online; giáo dục trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết.

Để hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh và duy trì trật tự an toàn xã hội, đã bổ sung 1.020 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Thực hiện Nghị quyết số 37 ngày 29/3/2020 của Chính phủ về chế độ đặc thù trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thành phố đang rà soát các đối tượng được hưởng chế độ với tổng số kinh phí dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng.

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng chế độ đặc thù trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 so với nội dung quy định tại Nghị quyết số 37 của Chính phủ như: Người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly; Cán bộ, người lao động (y tế, công an, quân đội, dân phòng, lực lượng tự quản,....) tham gia thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa cách ly; Cán bộ, người lao động thuộc các cơ sở y tế dự phòng tham gia chống dịch; Người bảo vệ địa điểm cách ly...

Ngoài ra, thành phố đã xây dựng một số nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù, dự kiến để thực hiện như: Hỗ trợ doanh nghiệp chi phí trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN trên địa bàn; Hỗ trợ 50% tiền thuê nhà trong 3 tháng đối với sinh viên đang thuê nhà tại các khu nhà ở Pháp Vân - Tứ Hiệp, Mỹ Đình II và công nhân thuê nhà tại khu nhà ở xã Kim Chung; Hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu bị sụt giảm lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh