THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:04

Hà Nội: Hàng loạt nhà chung cư vượt tầng, sai phép, vi phạm phòng cháy

38/50 dự án nhà chung cư có sai phạm

Trong báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Đoàn thanh tra liên ngành đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của  38/50 dự án có sai phạm về quy hoạch và xây dựng. Các sai phạm phổ biến là: xây dựng vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây dựng, vượt diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch, thiết kế được duyệt hoặc giấy phép xây dựng, sử dụng sai công năng một số tầng trong toà nhà chung cư, thay đổi cơ cấu căn hộ, chưa hoàn thiện hồ sơ về quy hoạch, xây dựng… Trong 38 dự án vi phạm có tới 15 dự án sai phạm về xây dựng, quy hoạch ảnh hưởng tới an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Đáng chú ý, đa số các dự án vi phạm bị phát hiện đều đã hoàn thành và chuyển nhượng cho người mua nhà, người dân vào nhận nhà, sử dụng ổn định. Một số dự án có sai phạm Đoàn thanh tra liên ngành chỉ ra như: Dự án Skylight 125D Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) do Tổng công ty cơ khí xây dựng làm chủ đầu tư, đã tăng số lượng căn hộ các tầng, sử dụng tầng áp mái sai mục đích, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính tiền chênh lệch giữa giá bán và giá thành xây dựng đối với quỹ nhà 20%.

Dự án khu nhà ở Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 68 làm chủ đầu tư, bị chỉ ra 4 vi phạm gồm: Chưa được nghiệm thu tổng thể PCCC, chưa nộp đủ tiền chênh lệch giữa giá thành và giá trị xây dựng đối với 46 căn thấp tầng (theo số tiền tạm tính của cục thuế), tự ý bán 10 căn hộ cho quỹ đầu tư phát triển khi chưa được UBND TP Hà Nội chấp thuận, tự điều chỉnh tăng số lượng căn hộ cao tầng, chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Chung cư số 143, ngõ 85 Hạ Đình (quận Thanh Xuân) do Tổng công ty tài nguyên và môi trường Việt Nam và Công ty cổ phần đầu tư 135 làm chủ đầu tư đã tự ý xây tăng hàng chục căn hộ, xây dựng 4 căn hộ thông tầng 20 lên 21, xây dựng tầng 22 không có trong giấy phép xây dựng…

Đánh giá về tình trạng vượt tầng, sai phép của các dự án nhà chung cư, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Trần Văn Huynh cho rằng, chung cư Hà Nội tình trạng vi phạm quy hoạch, vi phạm xây dựng… tất cả là do công tác quản lý Nhà nước quá lỏng lẻo, chính quyền làm ngơ… "Không phải thích xây bao nhiêu tầng là xây, đó là ý muốn của một số cá nhân, mà chúng ta phải xây dựng theo quy hoạch chung của Thủ đô. Nếu chúng ta áp dụng đúng luật, xử lý nghiêm minh, thì sẽ không chủ đầu tư nào dám vi phạm".

 

 

Coi thường “bà hỏa”

Theo thống kê của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội năm 2016,  Hà Nội có 75 công trình nhà chung cư cao tầng chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động và đầu năm 2017 khi kiểm tra phát sinh thêm 15 công trình khác tiếp tục vi phạm. Trong danh sách 15 công trình vi phạm mới nảy sinh có đến 4 công trình, thuộc công trình khu thị thành Nghĩa Đô do Công ty cổ phần đầu tư và vun đắp số 1 Hà Nội (HICC1) làm cho chủ đầu tư bao gồm, Tòa CT1A, CT1B, CT2B và CT2C, với hàng ngàn cư dân sinh sống.

Dự án khu hỗn tạp nhà ở, nhà cung cấp thương nghiệp văn phòng giảng trục đường Tràng An Complex (số 1 Phùng Chí Kiên, thị trấn Nghĩa Đô, thị xã Cầu Giấy) do Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An làm cho chủ đầu tư, Tòa tháp C, Dự án VC2 Golden Silk, Khu thị thành Kim Văn – Kim Lũ, thị trấn Đại Kim, thị xã Hoàng Mai do Công ty cổ phần vun đắp số 2 (VC2) làm cho chủ đầu tư… chưa nghiệm thu PCCC cũng đã đưa dân vào ở.

Ngoài ra còn có các cụm công trình lớn, nằm trong quần thể khu thị thành Dương Nội: Tòa nhà HH2 ABC, thực dân địa phận thị trấn Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông của Công ty cổ phần đầu tư và vun đắp Xuân Mai và cụm công trình Tòa nhà HJK, thực dân địa phận thị trấn Dương Nội, thị xã Hà Đông của Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển nhà ở Thế Kỷ (CenInvest-1 công ty thành viên của CenGroup) cũng vi phạm về an toàn PCCC. Tòa HJK (hiện đã được đổi tên thành Parkview Residence) cũng dính hàng loạt điều tiếng từ khi bán hàng, cho đến khi đã bàn giao căn hộ và đưa công trình vào vận hành.

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội thừa nhận, trên địa bàn thành phố có không ít công trình chung cư cao tầng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng, đây là 1 chuyên đề rất “nóng”.

Theo Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, với những vi phạm nêu trên, Cảnh sát PCCC đã ra văn bản yêu cầu các đơn vị phải thực hiện quy định an toàn PCCC, đồng thời báo cáo UBND thành phố Hà Nội có biện pháp xử lý nghiêm. Sau một thời gian yêu cầu khắc phục cho các đơn vị, đến nay đã có một số công trình khắc phục tồn tại và đã tổ chức nghiệm thu PCCC theo quy định và hiện có 28 công trình đang trong thời gian thực hiện, khắc phục. Còn 32 công trình hết hạn cam kết nhưng chủ đầu tư, Ban quản lý của 32 công trình này vẫn chây ỳ, không chấp hành.

Nhận định về vấn đề này, ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, ở đây cũng có trách nhiệm của chính cơ quan có nhiệm vụ tổ chức nghiệm thu các công trình nhà cao tầng. Sự buông lỏng quản lý, tình trạng “cho nợ” nghiệm thu rồi trả sau sẽ khiến các chủ đầu tư phớt lờ, dần trở thành “nhờn luật”. Hơn nữa, mức xử phạt hành chính chỉ từ vài chục triệu đồng cho đến tối đa 200 triệu đồng đối với các chủ đầu tư nhà chung cư vi phạm quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy là quá nhẹ, chẳng thấm vào đâu, dẫn đến chủ đầu tư biết sai nhưng vẫn vô tư bàn giao nhà cho người dân vào ở.Từ đó tạo ra “tiền lệ” xấu, quan trọng hơn là gia tăng nguy cơ mất an toàn cháy nổ, đe dọa tính mạng của hàng nghìn người dân ở các chung cư này.

CHÂU ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh