THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:26

Hà Nội: Công bố danh mục 5.922 di tích lịch sử, văn hóa

 

Sở Văn hóaThể thao cho biết, đây là số lượng di tích được thống kê qua đợt kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện từ giữa năm 2013 đến hết năm 2016. Việc kiểm kê, đánh giá di tích nhằm nhận diện giá trị, lập danh mục, nắm bắt hiện trạng về hệ thống di tích, trên cơ sở đó, góp phần xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh là nguồn sử liệu quý giá, minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội và của dân tộc. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội. 

 

Hà Nội công bố danh mục di tích lịch sử văn hóa

 

Theo số liệu kiểm kê tính đến ngày 31/12/2015, TP Hà Nội có 5.922 di tích, trong đó có 2.435 di tích được xếp hạng. Trong đó, huyện Ba Vì hiện sở hữu nhiều di tích nhất với 440 di tích, tiếp đến là huyện Ứng Hòa với 433 di tích, huyện Ba Vì 394 di tích, huyện Chương Mỹ 374 di tích, huyện Phú Xuyên 345 di tích, huyện Sóc Sơn 341 di tích. Những quận, huyện nội thành Hà Nội có số lượng di tích ít hơn, ví dụ như quận Ba Đình có 47 di tích, quận Hoàn Kiếm có 66 di tích, quận Hai Bà Trưng có 51 di tích, quận Thanh Xuân có 29 di tích, quận Đống Đa có 76 di tích…

Sau khi công bố danh mục kiểm kê di tích, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã bàn giao số liệu, danh mục di tích cho các quận, huyện, thị xã quản lý theo quy định phân cấp quản lý Nhà nước. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội định kỳ hằng năm tổng hợp số liệu về những biến động để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về di tích, định kỳ 5 năm thực hiện rà soát và trình UBND Thành phố phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thành phố. Đồng thời UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các di tích thuộc danh mục kiểm kê trên địa bàn được thành phố phân cấp quản lý; đảm bảo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định pháp luật hiện hành của nhà nước và của thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cũng trong dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy chế này, tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích không được tự ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích, hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích và khuôn viên di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về văn hóa.

Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng ra quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 17 di sản văn hóa phi vật thể trong đó có 2 di sản của Hà Nội được công nhận gồm: Lễ hội đình Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ và Nghề thêu truyền thống thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh