Hà Nội: Chưa lên quận, hàng loạt 'siêu' đô thị ở Hoài Đức đua nhau điều chỉnh
- Huyệt vị
- 21:53 - 31/10/2018
Đô thị 30ha "xóa" chung cư sau điều chỉnh quy hoạch
Đầu tiên phải kể đến Dự án Khu đô thị Hà Đô Dragon City (tên thương mại cũ là Khu đô thị An Khánh – An Thượng) nằm trên trục Đại lộ Thăng Long, thuộc địa bàn 2 xã An Thượng và Song Phương huyện Hoài Đức do Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư vừa được điều chỉnh quy hoạch sau bao năm nằm "đắp chiếu".
Dự án Khu đô thị Hà Đô Dragon City (huyện Hoài Đức, Hà Nội) do Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư sau 10 năm khởi công mới chỉ xuất hiện một số căn nhà thấp tầng, còn lại vẫn chỉ là bãi đất trống quây tôn, cỏ dại mọc um tùm.
Được biết, dự án Hà Đô Dragon có diện tích hơn 30 ha, quy mô dân số khoảng 10.084 người; gồm 493 căn biệt thự đơn lập, song lập và liền kề với mật độ xây dựng chỉ 16%... Dự án này vốn được Hà Đô khởi công xây dựng từ năm 2008 (thời điểm mới mở rộng Thủ đô, thị trường bất động sản đang sôi động nhất và giá nhà đất đang ở đỉnh sóng - PV) với tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2017.
"Sang tên, đổi họ" nhà đầu tư trước ngày lên quận
Không chỉ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tăng diện tích, bỏ chung cư thay nhà thấp tầng tại các khu đô thị “chết lâm sàng”, mới đây ngày 25/10, UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao Công ty TNHH Đầu tư Phát triên LNP (Công ty LNP) tổ chức lập quy hoạch chi tiết Khu đô thị Dầu khí Đức Giang, tỷ lệ 1/500 tại xã Đức Giang và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức mà trước đấy Công ty CP bất động sản tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC Land) đã được giao lập quy hoạch.
Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nằm “đắp chiếu”, bỏ hoang gần chục năm nay bỗng dưng "phình to" sau khi được Hà Nội phê duyệt điều chỉnh.
Thanh tra đột xuất về đất đai ở Hoài Đức Vừa qua Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo giao các cơ quan liên quan thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và cấp sổ đỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức, kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2019. Trước đó, Thanh tra Bộ xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong việc quản lý đất đai của huyện này. Trong đó, công tác thuyết minh một số đồ án quy hoạch chưa cụ thể chức năng sử dụng đất, chưa có đề xuất tổ chức không gian và một số nội dung như điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng 1/500 khu đất dịch vụ (khu 3+4) cụm công nghiệp xã An Khánh, đồ án điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu đất dịch vụ (khu lô 1, khu lô 2) xã An Khánh, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất dịch vụ xã An Thượng… Một số đồ án chưa lập phê duyệt thiết kế đô thị theo quy hoạch như đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đất dịch vụ Khu Chéo đường tàu xã La Phù, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đất dịch vụ xã Di Trạch… Nhiều sai phạm khác cũng được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ trong công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng. Huyện Hoài Đức cũng là nơi tập trung nhiều dự án chậm triển khai. Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai. Trong đó, Hoài Đức có nhiều dự án chậm triển khai nhất với 51 dự án. |