Hà Nội: Cấm xe máy dân đi bằng gì?
- Dược liệu
- 12:58 - 21/09/2016
Sở GTVT Hà Nội vừa xin ý kiến xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nội dung cơ bản của đề án đưa ra lộ trình hạn chế tiến dần đến cấm đối với xe máy trên một số tuyến trục chính và một số khu vực trong vành đai 3.
Cho ý kiến xây dựng đề án trên, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho rằng, xe máy là phương tiện tiện ích của người dân nhưng lại gây ra hệ quả như gây ùn tắc giao thông, xả khí thải làm ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng… Vì vậy, theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, việc khởi động đề án này bây giờ là hợp lý nhưng cần có lộ trình cụ thể.
Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, Sở GTVT cần trả lời được câu hỏi: Cấm xe máy người dân đi lại bằng gì?
“Không thể nói cấm là cấm ngay được. Bởi cấm xe máy thì dân đi bằng phương tiện gì? Bên cạnh đó, ô tô cá nhân cũng là đối tượng gây ách tắc giao thông. Xe máy là tài sản của người dân có thu nhập trung bình, ô tô là phương tiện của người dân thu nhập trên trung bình, nó an toàn và văn minh hơn, do đó để hài hòa và công bằng: cấm xe máy cũng phải hạn chế ô tô cá nhân”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội Bùi Danh Liên phân tích.
Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội nhận định cấm xe máy chỉ được thực hiện khi đại đa số người dân tự nguyện loại bỏ và chấp nhận phương tiện giao thông công cộng. Như nhiều nước phát triển giao thông công cộng chất lượng tốt, giá thành hạ, hạn chế có lộ trình sẽ đạt được mục tiêu cấm xe máy.
“Mục tiêu đi đến có lẽ là để người dân tự nguyện loại bỏ xe máy, đối với ô tô tiến hành hạn chế hợp lý bằng giải pháp điều tiết thu nhập và diện tích đỗ xe”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên nhận định.
Theo đề án để hạn chế được phương tiện cá nhân, Sở GTVT Hà Nội đưa ra lộ trình cụ thể phát triển vận tải hành khách công cộng. Trong đó, đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 25% tương đương 5,78 triệu chuyến đi/ngày đêm; vận tải cá nhân đáp ứng 75% tương ứng 17,35 triệu chuyến đi/ngày đêm.
Đối với xe buýt sẽ được tối ưu mạng lưới, mở mới trung bình 15-20 tuyến buýt/năm tương ứng đầu tư mới 500-550 phương tiện buýt/năm với các chủng loại đa dạng (gồm cả mini buýt). Đến năm 2020, thêm 2.100 km buýt mới với tổng số lượng xe buýt khoảng 3.100 xe.
Đến năm 2020, Hà Nội cũng sẽ hoàn thiện theo quy hoạch 3 tuyến xe buýt nhanh gồm: Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa (14km); tuyến đi theo Vành đai 3 từ Mai Dịch - Dương Xá (25km); tuyến đi theo Vành đai 2,5 và Quốc lộ 5 kéo dài (54km).
Trong giai đoạn này, Sở GTVT Hà Nội cũng đặt mục tiêu, hoàn thiện theo quy hoạch 5 đoạn tuyến đường sắt đô thị bao gồm: Tuyến số 1 đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên (26km); tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (12km) và đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (6km); tuyến số 2A đoạn Cát Linh - Hà Đông (14km); tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (13km); tuyến số 5 đoạn Văn Cao – vành đai 4 (14km).
CÙNG CHUYÊN MỤC
Áp cước bản thảo, tác dụng chữa bệnh của Áp cước bản thảo
Tác dụng Áp cước bản thảo, cách dùng Áp cước bản thảo chữa bệnh, hình ảnh, nơi mua, giá bán cây thuốc nam – vị thuốc quý Áp cước bản thảo
7 tháng trước
Tin nên đọc