Gỡ khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận tín dụng
- Huyệt vị
- 17:05 - 07/08/2018
Cầu luôn có, sao khó gặp cung?
Tại Việt Nam, số lượng DNVVN chiếm áp đảo - xấp xỉ 97% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm. Đối tượng doanh nghiệp này luôn tìm kiếm các nguồn tài chính để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 30% DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng.
BAC A BANK đều mong muốn hướng tới, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh.
Theo kết quả điều tra năm 2015 từ Ngân hàng Thế giới (World Bank): 24,7% doanh nghiệp Việt Nam coi tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến doanh nghiệp khó phát triển. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước cùng khu vực như Indonesia (6,3%), Thái Lan (4,9%) và Malaysia (0,9%)… Đây cũng là nhận định của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khi khảo sát cho thấy thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN.
Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tín dụng năm 2018 đã tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng thực tế dòng vốn đến với DNVVN vẫn còn nhiều rào cản. Đến hết tháng 6, mặc dù tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống rất khả quan - đạt quanh mức 7%, tuy nhiên tín dụng đối với DNVVN vẫn chỉ đạt mức tăng khá khiêm tốn là 2,61%.
Có thể thấy việc tiếp cận vốn tín dụng luôn được coi là vấn đề nan giải nhất đối với các DNVVN. Vì vậy, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích khai thông nguồn vốn tín dụng dành cho DNVVN. Các ngân hàng cũng đã bắt đầu chú trọng hơn tới nhóm khách hàng DNVVN, thành lập các phòng ban và xây dựng chính sách riêng đối với nhóm khách hàng này.Tuy vậy, dường như cánh cửa ngân hàng vẫn chưa mấy rộng mở bởi chính hạn chế từ phía doanh nghiệp về sức khỏe tài chính và khả năng tăng trưởng.
Đi tìm lời giải cho bài toán khó
Bên cạnh điều kiện cần về năng lực quản trị, tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản mà bên “cầu” (là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) không đáp ứng được, điều kiện đủ về chi phí vốn do bên “cung” (là các Ngân hàng) lại chưa hấp dẫn hoặc khả thi. Nhiều DNVVN cho biết, lãi suất ngân hàng hiện nay còn khá cao, khiến các doanh nghiệp không dám mạnh tay vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh - nhất là khi doanh nghiệp chưa có chiến lược đầu tư dài hạn với dòng tiền ổn định.
Theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp hiện phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Mức lãi suất này, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nói còn khá “chấp chới” bởi tuổi đời hoạt động còn non trẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chưa đủ để cân đối hợp lý doanh thu - chi phí, đảm bảo khả năng trả nợ và kinh doanh có lãi.
Trong suốt nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã kết nối, hỗ trợ ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác hiệu quả nguồn vốn này.
Tin vui cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Dự án tài trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP) - dự án cho vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam thông qua ký kết cho vay giữa Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - The Japan International Cooperation Agency) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều điều kiện ưu đãi hơn.
Là Ngân hàng được lựa chọn tham gia Dự án từ năm 2010, trong suốt nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã kết nối, hỗ trợ ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác hiệu quả nguồn vốn này. Với mục đích đầu tư khác đa dạng: xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh, DNVVN có thể được tài trợ nhiều dự án cùng lúc, đáp ứng đến 85% nhu cầu vốn hợp lệ với thời gian vay tối đa 10 năm.
Mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,78%/năm trong suốt thời gian vay vốn. Ngoài ra, tham gia vay vốn trong khuôn khổ Dự án này, các DNVVN còn được cung cấp miễn phí các dịch vụ phi tài chính như tư vấn quản trị doanh nghiệp, chia sẻ thông tin thị trường và các cơ hội hợp tác phát triển. Đây cũng chính là tiền đề tạo nên cơ sở phát triển bền vững và ổn định mà cả DNVVN và BAC A BANK đều mong muốn hướng tới, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh, có sức cạnh tranh cao.