CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:24

Giáo sư Trần Văn Khê: Nhạc CROR mang đậm dấu ấn của tình người

 

 Dòng âm nhạc mang trái tim Việt. 

“Lần đầu tiên tôi nghe nhạc CROR vào năm 2011 tại Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh. Thực sự là tôi đến với sự hiếu kỳ xem âm nhạc CROR là gì. Hôm đó tôi không chắc là có thể ngồi xem đến hết chương trình. Tôi đã dặn con cháu là cho ngồi đến hàng ghế cuối cùng để khi nào mệt thì rút. Nhưng không ngờ tôi có thể ngồi nghe nhạc đến hai tiếng rưỡi đồng hồ mà không hề thấy mệt”. Giáo sư Trần văn Khê cho biết như thế khi lần đầu ông được đến nghe chương trình giới thiệu âm nhạc CROR của Lê Văn Tuấn.

Ông bảo, mỗi lần nghe nhạc CROR ông đều khám phá ra những điểm đặc biệt. “CROR đã đưa vào đầy đủ màu sắc của tất cả các thể loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam. Bốn dòng nhạc Classic (cổ điển), Romantic (lãng mạn, phục hưng), Opera (nhạc kịch thế kỷ 17) và Rock (thế kỷ 20). Mỗi dòng nhạc kết hợp hàng trăm năm, nên thật sự không phải đơn giản. Một bản nhạc tấu lên, nó không hề đơn côi, lỏng lẻo mà trái lại, nó thấm đẫm tình cảm, triết luận sâu sắc về cuộc sống nhân gian”.  Khi thử tìm cách phối hợp giữa âm nhạc cổ điển, âm nhạc lãng mạn, đại ca kịch của phương Tây và Rock- sự gặp gỡ giữa Blue và Country (Classic – Romantic – Opira – Rock viết tắt là CROR), giáo sự đã khám phá trong đó có tiếng đàn Ghita bass tuôn theo những chuỗi đàn rất nhẹ nhàng.

Trong khi đó, đàn Piano không theo cách đánh của ngày xưa, lại có tính ngẫu hứng nhưng đó là cái ngẫu hứng phù hợp với người Việt Nam. Nội dung của những bài hát trong thể loại CROR chủ yếu là thơ. Những lời thơ đó luôn hàm chứa triết lý của cuộc sống và ẩn sâu trong đó luôn là sự kêu gọi tình thương nhân loại, tình thương con người với con người. Sự kêu gọi lòng trắc ẩn của con người qua những lời thơ xúc động ấy rất phù hợp với tiếng nhạc. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta dành thời gian khám phá và thưởng thức một lối nhạc mới. Mà muốn thưởng thức một lối nhạc mới cần phải có đôi tai mới, một tâm hồn và một con tim mới. Nhạc CROR chính là thứ âm nhạc mang nặng trái tim Việt Nam nên sẽ gặp gỡ được con tim của người Việt.

Âm nhạc để nối tình người với nhau

“Con người” trong nhạc Lê Văn Tuấn luôn hiện lên trần trụi và chân thật, không hề  bôi hồng hay cách điệu. Số phận của họ trong tác phẩm âm nhạc CROR là điều cốt lõi. Hiểu được, thấy được, nghe được, thấm được linh hồn của họ muốn nói lên điều gì, đang nói lên chuyện gì…mới có thể hóa thân vào tác phẩm để mà diễn y như thật. Ngoài những thân phận, những nỗi vất vả gian lao của nhân loại thì nhạc CROR của Lê Văn Tuấn còn thổi hồn cho tình yêu, một thứ tình cảm êm dịu, thanh cao và thánh thiện. Nói về Lê Văn Tuấn, người đã có công rất lớn nghiên cứu và khai sinh ra thể loại âm nhạc “lạ” này, Giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: “Không phải từ khi được nghe dòng nhạc CROR mà từ lâu tôi có một cảm tình đặc biệt với nhạc sĩ Lê Văn Tuấn. Đó là một nhà thơ, một nhà soạn nhạc và cũng là một nhà khoa học. Chính cái chắc chắn của khoa học, cái quá ướt át của thơ văn và cái mềm mại của âm nhạc pha trộn trong con người Lê Văn Tuấn đã tạo nên một CROR, một lối nhạc mới, một lối thơ mới để nối tình người lại với nhau”.

 

Giáo sư Trần Văn Khê trong một buổi chia sẻ về âm nhạc CROR


Giáo sư cũng khẳng định, công việc, nguyện vọng và hoài bão của Lê Văn Tuấn khá phù hợp và tương đồng với công việc của ông. Mặc dù đi theo con đường âm nhạc truyền thống dân tộc, nhưng giáo sư cho rằng, bản chất không có gì khác nhau. Vì những hình thức của âm nhạc thực ra chỉ là hình thức, còn nội dung mới là quan trọng. Điều cốt yếu của âm nhạc là làm sao đem đến cho người nghe sự rung động, từ sự rung động của trái tim này có thể truyền đến trái tim khác. Nên nếu dùng phương tiện gì mà đạt được như vậy thì đã là thành công.

“Từ trước đến nay tôi chưa nghe âm nhạc CROR lần nào, nhưng năm 2011 tôi có thể ngồi nghe trong hơn 2 tiếng đồng hồ, đi từ khám phá này đến khám phá khác, từ yếu tố này khám phá ra yếu tố khác. Khi đó tôi nói với Lê Văn Tuấn: Hôm nay gặp được em, thấy em có sự sáng tạo với tất cả tấm lòng, tôi thấy thật hạnh phúc. Âm nhạc của em không phải viết ra bằng lý trí, không phải viết ra bằng những dấu hiệu trên tờ giấy, mà em viết ra bằng con tim, bằng tình thương và tất cả những gì thiêng liêng, quý giá của con người. Mặc dù không được khỏe lắm nhưng khi nghe nói có buổi biểu diễn của em  tôi nhất định phải tới nghe…”.

Dù tuổi cao, sức yếu, theo quy luật sinh lão bệnh tử không thể chống lại, nhưng mỗi lúc tỉnh táo, vượt qua được cơn đau yếu, Giáo sư Trần Văn Khê vẫn chỉ luôn nhắc đến âm nhạc, đến những người em, người bạn đồng nghiệp mà mình yêu quý như ông đã từng chia sẻ về nhạc sỹ Lê Văn Tuấn, người đã có công khai sinh ra dòng nhạc CROR đậm chất tình vậy.

Bảo Dung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh