THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:15

Gian nan cuộc chiến tự phê bình và phê bình

Thế nhưng, thực tế công cuộc chống tham nhũng vẫn rối như gà mắc tóc, món tưởng ngon, càng “ăn” càng thấy mặn chát, càng nghe càng thấy xót xa.

 Sáng 5/12,  tiếp xúc  với cử tri quận 1, TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trăn trở: “Tình hình tham nhũng còn hết sức nghiêm trọng. Buồn nhất là coi bảng thống kê, người ta xếp Việt Nam dẫn đầu về tham nhũng. Tại sao đất nước mình nhiều anh hùng mà lại đứng đội sổ tham nhũng?”. Nguyên nhân nào làm cho những bức xúc trên vẫn còn tồn tại?. Phải chăng do các công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền của chúng ta không chỉ thờ ơ, lãnh cảm mà còn bạc nhược, run rẩy, trước tham nhũng như đỉa phải vôi?.

Mới đây, trong báo cáo của UBND thành phố  với HĐND thành phố Hà Nội, năm 2015, tình hình tham nhũng được đánh giá vẫn còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu tập trung ở quản lý đô thị, sử dụng đất đai, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, thuế,... Trong năm 2015, Công an Hà Nội đã khởi tố 14 vụ, với 40 bị can liên quan đến hành vi tham nhũng; kết thúc điều tra, đề nghị Viện KSND truy tố 17 vụ, với 65 bị can; đang điều tra 11 vụ, với 25 bị can. Thanh tra Hà Nội phát hiện hơn 1.170 tỷ đồng sai phạm, xử lý 119 tập thể, 80 cá nhân; xử phạt hành chính gần 62 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 7 vụ; kiến nghị xử lý 54 cán bộ.

Ảnh minh họa.

Với số vụ việc và đối tượng được phát hiện và xử lý trên, người bình thường cũng thấy chưa phản ánh đúng thực trạng của tham nhũng hiện nay. Nhưng điều đáng nói hơn về chuyện mà nhiều người cho là khó tin, hài hước, khi báo cáo trên nêu: Chưa có trường hợp có dấu hiệu tội phạm tham nhũng nào được phát hiện qua công tác thanh tra nội bộ!.

Tại sao ở đâu, lúc nào người ta cũng rôm rả nói đến vấn nạn tham nhũng, cho nó là thứ giặc nội xâm cuồng bạo,  là quốc nạn mà lại khó  nhận ra, tìm ra đến thế?.

Câu hỏi trên tưởng khó giải, ai ngờ nó lại hiển hiện trước mắt, ai cũng biết, nhưng giả tảng như không nghe, không thấy, không biết, dửng dưng xem như việc xa lắc, xa lơ. Không biết đánh giá nội dung tham luận của ông Trần Hữu Dực trong Đại hội Đảng thành phố Hà Nội như thế nào, bởi theo cơ cấu, ông đăng đàn hôm trước, ngay hôm sau không còn giữ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy. Nhưng những lời gan ruột của ông được rất nhiều đại biểu trong  Đại hội và những người theo dõi truyền hình trực tiếp đồng tình, hưởng ứng, đã lý giải một phần vì sao ở Thủ đô kiểm tra nội bộ không phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tham nhũng. Khi ông nói: Bệnh thành tích, sợ khuyết điểm đang diễn ra phổ biến. Công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình trong một số tổ chức Đảng chưa thực sự thẳng thắn. Tình trạng nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý, sợ mất lòng vẫn diễn ra, dẫn đến bằng mặt mà không bằng lòng. Trong  hội nghị thì biểu quyết nhất trí, nhưng ra ngoài thì nói ngược, làm xói mòn niềm tin của Đảng.

Lời tâm huyết của ông Trần Hữu Dực, công dân ưu tú Thủ đô năm 2015, trước khi rời nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, dẫu có muộn mằn, nhưng  nó như thông điệp, như sự khẳng định, muốn chống tham nhũng các cơ quan công quyền phải có nội bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, đặc biệt đội ngũ công chức, viên chức thực sự chí công vô tư, vừa Hồng, vừa Chuyên.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh