THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:18

Giải pháp thu hút vốn cho các dự án năng lượng xanh

Giải pháp thu hút vốn cho các dự án năng lượng xanh  - Ảnh 1.

 

Ưu tiên mạnh cho việc phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo

Tại hội thảo ông Đỗ Đức Quân – Cục phó Cục Điện lực và năng lượng tái tạo  - Bộ Công Thương – cho biết: Tính tới hết tháng 10/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 106 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất khoảng 6.000 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất khoảng 500 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW.

 Như vậy, tổng công suất điện tái tạo đã đạt khoảng 11,2% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống, tổng sản lượng điện đến hết tháng 10 năm 2020 đạt 4,4%. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 25/12/2020 đã có trên 83 nghìn hệ thống được lắp đặt với tổng công suất khoảng 4.672 MWp.

Theo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương xây dựng có xem xét nhiều phương án phát triển nguồn điện trong đó sẽ ưu tiên mạnh cho việc phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, nhưng sẽ được phân kỳ phù hợp để đảm bảo giá điện được hợp lý. Theo đó, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng dần theo từng năm, cụ thể: công suất nguồn điện gió và điện mặt trời có tỉ trọng tăng dần từ 25% vào năm 2025 lên 27% năm 2030 và đạt tới 42% vào năm 2045.

Giải pháp thu hút vốn cho các dự án năng lượng xanh  - Ảnh 2.

Hội thảo nhằm mục đích đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong nước

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều bất cấp Giá bán điện cố định không kịp thời bám sát giá thiết bị chính trên thị trường dẫn đến việc phát triển lúc "nóng", lúc thì "lạnh"; Việc phát triển lưới điện phân phối truyền tải không đồng bộ với sự phát triển của các nguồn điện năng lượng tái tạo dẫn đến quá tải lưới truyền tải và giảm công suất phát của một số nhà máy điện năng lượng tái tạo.

Tăng cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch HĐQT công ty CP Halcom Việt Nam phản ánh: Vốn là một trong những vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp đâu tư năng lượng tái tạo. Bởi, hiện nay lĩnh vực này chủ yếu là doanh nghiệp non trẻ,  nên nguồn tài chính, không thể so sánh được với các ngành xây dựng khác đã hoạt động lâu năm.

Hiên các tiêu chí trong quá trình thẩm định của ngân hàng để đưa ra quyết định đầu tư, tài trợ vốn khiến doanh nghiệp gặp khó như: Hoàn thành đúng tiến độ, hòa lưới điện quốc gia; vốn đối ứng tối thiểu là 30% tổng mức đầu tư; các ngân hàng thương mại trong nước cho các dự án vay bằng nội tệ, dựa trên năng lực tài chính chủ đầu tư, không phải tài chính dự án. Do vậy, nhiều dự án năng lượng tái tạo rất có tiềm năng nhưng do nhà đầu tư mới, năng lực chưa đủ mạnh thì khả năng vay vẫn rất khó khan. "Thiếu vốn dài hạn do chênh lch lãi suất vay ngắn hạn và vay dài hạn không đáng kế nên Ngân hàng không có động lực cho vay. Các dự án điện năng lượng tái tạo có thời gian hoàn vốn dài, từ 10-15 năm nên các ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn."  - ông Huân cho hay.

Theo bà Nguyễn Thùy Dương – Đại diện trung tâm giải pháp tài chính Vietinbank, với vai trò là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam, Vietinbank nhận thức được rằng việc ưu tiên nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hoạt động, nhằm hỗ trợ đảm bảo mục tiêu cung ứng đầy đủ, có hiệu quả năng lượng để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này, Vietinbank đã triển khai các giải pháp sau:

Thứ nhất, Vietinbank chú trọng phục vụ đồng bộ chuỗi giá trị ngành năng lượng từ năng lượng sơ cấp, sản xuất, truyền tải, phân phối và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng. Thứ hai, Vietinbank chủ động định hướng ưu tiên các dự án phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, Vietinbank đã dành nguồn lực rất lớn để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo: tính tới Quý III/2020, dư nợ tín dụng xanh tại NHCT là 22.700 tỷ đồng cho gần 278 dự án, trong đó tỷ trọng tập trung chủ yếu là dư nợ thuộc ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm 71% dư nợ tín dụng xanh), quản lý nước bền vững (14%) và tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên (13%).

Để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo hiệu quả, bà Phạm Thị Thanh Tùng Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị Bộ Công thương xem xét, sớm hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Đối với Bộ Tài chính, xây dựng các quy định chi tiết về Trái phiếu xanh như ban hành các quy định, điều kiện về trái phiếu xanh, các tiêu chuẩn lựa chọn dự án xanh đối với doanh nghiệp; Điều chỉnh quy định về số đợt phát hành, thời gian giữa các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định 81/2020-NĐ-CP đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện trực tiếp vào dự án năng lượng tái tạo.

THANH AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh