CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:45

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động

Sáng 04/4, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đã chủ trì cuộc họp "đột xuất" nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2023 và một số nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2023.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương quý I/2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp và bất ổn, đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình phục hồi cũng như tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. So với cùng kỳ năm 2022, GRDP của tỉnh bị sụt giảm chủ yếu đến từ sự suy giảm của khu vực công nghiệp và xây dựng.

Nguyên nhân sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng sụt giảm; nhiều ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao giảm so với cùng kỳ năm 2022 như: Giường tủ, bàn, ghế giảm 69,4%, sản phẩm từ cao su và plastic giảm 29,7%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 24,8%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 14,8%; sản xuất trang phục giảm 9,9%…

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã chủ trì cuộc họp đột xuất nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2023 và một số nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2023.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã chủ trì cuộc họp "đột xuất" nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2023 và một số nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2023.

Dự báo trong quý II/2023, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số đơn hàng xuất khẩu tăng so với quý I/2023 chiếm khoảng 28%; số doanh nghiệp nhận định có số đơn hàng sản xuất ổn định như quý I/2023 chiếm khoảng 38,3%; số doanh nghiệp dự kiến tiếp tục giảm quy mô lao động chiếm khoảng 28,9%; số doanh nghiệp đánh giá số đơn hàng cho sản xuất, xuất khẩu của quý II/2023 tiếp tục giảm so với quý I/2023 chiếm khoảng 33,1%.

 

Trước tình hình trên, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp nhằm gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, thực hiện hiệu quả, thực chất, toàn diện, nhất quán các Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; kịp thời tham mưu, ban hành và triển khai nhanh, hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm (kế hoạch 8,5-8,7%)...; nghiêm túc triển khai Chỉ thị của UBND tỉnh về đầu tư công, chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương thi công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 góp phần tạo động lực cho tăng trưởng.

Bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh sẽ đẩy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kênh thông tin về xuất khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới xuất khẩu sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống trước đây.

Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến gỗ tìm kiếm nguồn nguyên liệu gỗ trong nước; triển khai hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh giải ngân chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Tập trung vốn vay cho sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh. Song song đó tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, thu hút đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Bình Dương triển khai nguồn vốn vay cho sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh.

Bình Dương triển khai nguồn vốn vay cho sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh.

Về chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ông Võ Đình Phong – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã tổ chức hội nghị nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ thực hiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng. Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ. Ông Phong cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài né tránh, không thực hiện chính sách chung về tháo gỡ khó khăn, mở đường dây nóng để lắng nghe, tổng hợp ý kiến của người dân, doanh nghiệp để kịp thời xử lý.

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết thêm, tỉnh sẽ đẩy mạnh các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải ngân vốn đầu tư công, trong đó liên quan đến lĩnh vực đất đai, thủ tục hành chính, an sinh xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đề nghị các ngành rà soát, tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp để phối hợp tháo gỡ. Trong đó, tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; phê duyệt các dự án chuyển đổi số liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, an sinh xã hội, y tế, giáo dục... để giải ngân đúng quy định; tháo gỡ vướng mắc trong công tác lập quy hoạch chung của tỉnh.

"Đề xuất, kiến nghị Trung ương có cơ chế tháo gỡ khó khăn trong việc thẩm định phòng cháy, chữa cháy cho các doanh nghiệp; quý II/2023 lựa chọn doanh nghiệp đã sẵn sàng di dời vào các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh để thực hiện thí điểm; sớm ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp di dời; tạo điều kiện cho doanh ngiệp đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp phù hợp với sản xuất kinh doanh của ngành mình để di dời cơ sở sản xuất vào", Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I-2023. Theo đó, thời gian qua, Bình Dương thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí đối với các đối tượng người có công, đối tượng chính sách, xã hội, công nhân khó khăn, hộ nghèo, trẻ em. Tổng kinh phí chi tiền Tết 2023 là 793 tỷ đồng, tăng 5% so với Tết 2022. Triển khai thực hiện xác thực cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng.

ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thông tin tại họp báo.

ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thông tin tại họp báo.

Tại họp báo, ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, cho biết tính đến cuối tháng 3, Bình Dương có 19.654 đơn vị tham gia BHXH (tăng 293 đơn vị so với cuối năm 2022). Trong Quý 1/2023, có hơn 36.000 lao động tạm hoãn hợp đồng không hưởng lương; lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp là 18.000 người (không tăng so với cùng kỳ năm 2022).

"Hiện nay đa phần các doanh nghiệp cắt giảm lao động là những doanh nghiệp lớn, thâm dụng lao động, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cơ bản vẫn hoạt động bình thường", ông Tuyên cho hay.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh