THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:56

Giá nhiều mặt hàng giảm nhưng giá thịt lợn vẫn "cố thủ" mức cao

Không phải là mặt "quản lý giá",  tuân thủ cơ chế thị trường 

Thứ trưởng Công Thương Trần Thắng Hải cho biết như vậy tại Họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều ngày 5/5.

"Không những thế, giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số CPI, đến đời sống người dân nên cần thực hiện nghiên túc, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ trong kiểm soát nguồn cung, chất lượng và giá cả", ông Hải cho biết.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, thời gian vừa qua, báo chí và người dân phản ánh rất nhiều về giá thịt lợn tăng cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh, thịt lợn không phải là mặt hàng Nhà nước quản lý giá mà tuân thủ theo cơ chế thị trường và quy luật cung- cầu hàng hóa.

Phân tích về nguyên nhân giá thịt lợn tăng cao suốt thời gian qua, Thứ trưởng cho biết do dịch tả lợn châu Phi làm ảnh hưởng tới đàn lợn trên toàn quốc ngay cả sau khi chúng ta đã dập được cơ bản dịch này. 

Vấn đề tái đàn cũng gặp khó do nguồn vốn hạn hẹp. Thậm chí, theo đại diện Bộ Công Thương, báo cáo của nhiều địa phương còn cho thấy, thực tế đàn lợn có thể giảm tới 50% sau đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua. 

Cùng với đó, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp lớn chiếm 35% thị phần ngành thịt lợn, còn lại 65% nằm ở các hộ chăn nuôi. "Trong khi đó, các hộ này gặp nhiều khó khăn khiến nguồn cung thiếu càng thiếu", ông Đỗ Thắng Hải nói.

Hai cách khắc phục: Tái đàn, và nhập khẩu thịt lợn

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết chỉ có hai cách để khắc phục. Thứ nhất là tái đàn, tuy nhiên không thể thực hiện nhanh chóng. Dự báo đến cuối năm 2020 đàn lợn mới quay lại được như trước khi có dịch tả lợn châu Phi. 

Biện pháp thứ hai là nhập khẩu thịt lợn. Đến hết tháng 4, lượng nhập khẩu thịt lợn mới ở mức 45.000 tấn, so với con số 100.000 tấn lãnh đạo Chính phủ đã giao thì vẫn là đang thiếu. 

"Chính phủ hiện đã có chỉ đạo việc nhập khẩu thịt lợn với những thủ tục đơn giản hơn. Doanh nghiệp thậm chí không cần phải đến Bộ Công Thương để xin bất cứ thủ tục nào. Mà chỉ cần xác nhận của Cục thú y Bộ NN&PTNT và cơ quan hải quan là có thể thực hiện việc nhập khẩu thịt lợn", ông Hải cho biết.

Liên quan đến vấn đề có hay không việc doanh nghiệp có thị phần lớn chi phối thị trường thịt lợn, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã thành lập đoàn kiểm tra, không phát hiện vi phạm. 

Tuy nhiên các doanh nghiệp này lại có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn, lên tới hơn 19% thị phần, gấp nhiều lần doanh nghiệp khác, nên vừa qua có việc giá thành chỉ 45.000 - 50.000 đồng/kg nhưng khi xuất cho người dân lại lên đến 80.000-90.000 đồng/kg. 

Doanh nghiệp dù cam kết và cho biết đã giảm xuống 70.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn khó tiếp cận.

Thông tin thêm về câu chuyện thịt lợn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, đang có thách thức là thói quen tiêu dùng. 

"Người Việt không quen dùng thịt lợn nhập khẩu, đây là đặc thù thị trường nên doanh nghiệp nhập khẩu phải dè dặt khi nhập về. Điều này rất khó cho việc điều hành thị trường", Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói. 

Được biết, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam.

Đây chính là điều kiện thuận lợi đẩy số lượng nhập khẩu thịt lợn nhập khẩu tăng cao, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2019.

Việc nhập khẩu thịt lợn cũng sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước giảm giá các sản phẩm thịt lợn đang ở mức cao tại Việt Nam.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh