THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:03

Gia Lai: Tăng cường phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng

 

Theo báo cáo, tính đến ngày 7/8/2019, sâu keo mùa thu vẫn còn gây hại trên cây trồng (chủ yếu ở cây bắp) ở 12 huyện Kông Chro, Chư Pưh, Đak Pơ, Ia Pa, Kbang, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Ia Grai, Đức Cơ, Phú Thiện, Đak Đoa với tổng diện tích nhiễm là hơn 5.673 ha, trong đó nhiễm nhẹ là gần 1.125 ha, nhiễm trung bình là hơn 3.133 ha, nhiễm nặng là hơn 1.415 ha); bệnh khảm lá virus hại mỳ còn gây hại tại 6 huyện Ia Pa, Phú Thiện, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, thị xã An Khê với tổng diện tích bị nhiễm bệnh là gần 1.818 ha (trong đó nhiễm nhẹ là hơn 1.376 ha, nhiễm trung bình là gần 423 ha, nhiễm nặng là hơn 18 ha).


Bệnh khảm lá mỳ làm nông dân Gia Lai điêu đứng


Theo ngành chức năng tỉnh Gia Lai, tuy diện tích cây trồng nhiễm sâu bệnh có chiều hướng giảm dần nhưng đây là các đối tượng dịch hại mới, khả năng lây lan nhanh và khó phòng trừ. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan nguồn bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc công tác phòng, chống sâu bệnh hại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức điều tra, theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu, bệnh gây hại trên từng loại cây trồng; hướng dẫn nông dân kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ, không để lây lan ra diện rộng gây thiệt hại đến sản xuất; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho nông dân nhận biết về đặc điểm phát sinh gây hại của từng đối tượng dịch hại và các biện pháp phòng trừ tổng hợp, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các loại thuốc khảo nghiệm có hiệu quả; chú trọng sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học; điều tra, xác định các giống bắp có khả năng kháng, chống chịu với sâu gây hại, đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống mỳ, kiểm soát chặt chẽ nguồn hom giống mỳ sạch bệnh và thông tin cho nông dân trồng; thành lập tổ dịch vụ BVTV để triển khai phòng, chống; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng và không tăng giá; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

 

Sâu keo mùa thu hoành hành

Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường cán bộ bám sát đồng ruộng, hướng dẫn chỉ đạo nông dân biện pháp phòng, trừ kịp thời; chủ động bố trí kinh phí dự phòng tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình áp dụng biện pháp phòng trừ có hiệu quả cho nông dân học tập; tập trung chỉ đạo phòng, chống sâu bệnh gây hại khi mới xuất hiện đang còn diện hẹp trên cây trồng; huy động mọi nguồn lực hiện có của địa phương như các cơ quan đoàn thể, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng các phòng ban chuyên môn phát động chiến dịch ra quân phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh