Gia Lai: Cử tri ngành Giáo dục muốn có chính sách đặc thù cho giáo viên
- Tây Y
- 20:37 - 13/10/2018
- Tiền Giang:“An sinh giáo dục” trao xe đạp và ba lô cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đà Nẵng giao cho các hội, đoàn thể cảm hóa, giáo dục, người nghiện ma túy
- Diện tích phòng chăm sóc, giáo dục trẻ bảo đảm ít nhất 1,5m2/em
- Phát triển hệ thống GDNN mở, đáp ứng yêu cầu việc làm của thị trường lao động
- Dự thảo Luật Giáo dục “bỏ rơi” người khuyết tật?
- Bộ GD&ĐT giải thích về Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Ngày 12/10/2018 tại thành phố Pleiku, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai tổ chức tiếp xúc các cử tri đang làm việc trong ngành Giáo dục địa phương. Những bất cập liên quan tới luân chuyển giáo viên, sắp xếp, sáp nhập trường lớp, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương trong tỉnh, đã được nêu tại buổi tiếp xúc. Cử tri ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai kiến nghị cần có thêm chính sách đặc thù cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng khó khăn, tăng biên chế giáo viên.
Cùng với đó, nhiều cử tri nêu bất cập tỉnh đang thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, ở một số môn học, nhưng vẫn phải tiếp tục tinh giản biên chế gây khó khăn trong công tác dạy và học; nghịch cảnh tại một số địa phương sau sát nhập trường, lớp đang thừa, dẫn tới lãng phí cơ sở hạ tầng. Trong khi, nhiều trường ở vùng khó khăn lại thiếu lớp để phục vụ học 2 buổi/ngày khi chính thức áp dụng dạy sách giáo khoa mới, thiếu công trình vệ sinh, nước sạch, nhất là ở bậc mầm non. Cử tri Ngô Thị Phương Huệ, công tác tại Phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai nêu ý kiến: “Địa bàn rộng, với trên 1000 điểm lẻ. Hiện nay, giáo viên mầm non của tỉnh chỉ đạt 1,36 giáo viên/ 1 lớp. Trong khi định mức quy định của Bộ GD-ĐT là 2,2 giáo viên/ 1 lớp học 2 buổi. Như vậy, theo định mức, tỉnh đang thiếu trên 2000 giáo viên mầm non. Đa số các điểm trường chỉ có 1 giáo viên/ lớp. Đề suất của chúng tôi là Bộ, ngành liên quan bố trí cho tỉnh đủ giáo viên dạy bậc học mầm non”.
Buổi tiếp xúc cử tri
Ngoài ra 150 cử tri là các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tại 17 huyện, thị xã, thành phố tại Gia Lai đã đóng góp nhiều ý kiến cho Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT chấm dứt tình trạng độc quyền xuất bản sách giáo khoa trong thời gian tới. Đồng thời kiến nghị bộ, ngành liên quan bố trí, tăng biên chế giáo viên, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng, có thêm chính sách đặc thù cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng sâu xa khó khăn, chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học mầm non ở tỉnh.