THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:17

Gặp mặt 'Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19'

Các khách mời trong chương trình giao lưu.

Các khách mời trong chương trình giao lưu.

Tại chương trình giao lưu, nhiều câu chuyện chân thật được các khách mời kể lại đã tạo một không gian lắng đọng, đong đầy cảm xúc khi nghĩ về kỷ niệm 1 năm TP Hồ Chí Minh trở lại hoạt động bình thường mới sau đại dịch COVID-19.

“Trong dịch COVID-19, khi thực hiện nhiệm vụ ở Trung tâm bệnh viện Ung bướu 2 (tuyến cuối cùng), tại đây các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch phải gắn ống thở, tôi chỉ biết hỗ trợ y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân với ý nguyện mang lại hai chữ bình an cho họ. Chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân lúc ấy, lòng tôi bỗng chùng xuống với cảm nhận sự mất mát, đau thương... Tuy nhiên, vượt qua nỗi đau và tuyệt vọng, tôi cùng các tình nguyện viên vẫn phải tiếp tục cố gắng động viên, lan lỏa niềm vui qua sự chăm sóc, yêu thương, tạo cho họ động lực chiến đấu với bệnh tật và sớm hồi phục sức khỏe...”, sơ Võ Thị Loan Anh (Hội dòng Mến Thánh giá Gò Vấp) chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ khẳng định, trong hành trình phòng, chống dịch COVID -19, TP Hồ Chí Minh đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân, của sự chia sẻ của tình yêu thương và nhân ái. Những kiều bào ở nước ngoài - những người con xa nhà cũng đã chung tay cùng các đoàn thể Thành phố hỗ trợ trang thiết bị y tế, các túi quà cho người dân ở khu vực bị phong toả… với nghĩa tình đồng bào, đau đáu nhớ thương về quê hương.

Khách mời tham quan phòng trưng bày chuyên đề “Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19.

Khách mời tham quan phòng trưng bày chuyên đề “Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19.

“Điều đặc biệt, chúng ta đã chứng kiến sự góp sức của lực lượng nữ là những đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng và lực lượng tình nguyện viên đã gác lại cuộc sống yên bình, riêng tư, xung phong để đi vào tâm dịch với quyết tâm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đây là những bông hoa đẹp nhất, truyền cảm hứng về sự hy sinh, trái tim nhiệt huyết, những tấm lòng nhân ái, nghị lực kiên cường. Tất cả sự đóng góp đó một lần nữa khẳng định vai trò và vị thế, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với 8 chữ vàng – 4 phẩm chất: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, bà Nguyễn Thị Thắm chia sẻ.

Dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề “Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19" tại TP Hồ Chí Minh với hơn 150 ảnh cùng nhiều hiện vật trong phòng, chống COVID-19. Chuyên đề này nhằm tri ân, khẳng định sức mạnh nội lực của chị em phụ nữ trong đại dịch và nhắc nhở COVID-19 vẫn chưa được đẩy lùi.

Tại chương trình, ban tổ chức cũng trao giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các tác giả gửi tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh “Những người phụ nữ tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19" tại TP Hồ Chí Minh. Cuộc thi đã nhận được 426 ảnh của 45 tác giả tham gia.

Phòng trưng bày chuyên đề “Những đoá hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM” sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/11/2022 đến hết ngày 30/6/2023.

HÒA THANH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh