Gạo Việt đang thua trên sân nhà
- Huyệt vị
- 22:23 - 10/04/2015
Gạo Việt tại thị trường Việt Nam
Thế nhưng, trên thực tế, không chỉ nhiều DN có quy mô đẩy mạnh đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và coi đây là một trong những mũi nhọn chính mà nhiều DN nhỏ hơn cũng đang cố chen chân để làm sao xuất đi được càng nhiều càng tốt mà vô tình bỏ quân thị trường nội địa có nhu cầu khá phong phú và dồi dào
Chỉ tính riêng Công ty Lương thực Tiền Giang có kế hoạch xuất khẩu 240.000 tấn gạo, tăng khoảng 70.000 tấn so với năm trước và doanh thu đạt trên 2.351 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều DN sản xuất chế biến gạo cho biết đều đặt kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang một số thị trường xuất khẩu lân cận như Trung Quốc, Maylaysia, Philippine…Đặc biệt, nhiều DN còn có kế hoạch xây dựng nhà máy, đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất moa để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo cả về số lượng và chất lượng.
Ông Trần Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc Satra cho biết, mới đây Satra đã xây dựng nhà máy, kho chứa quy mô lớn ngày tại vùng nguyên liệu, hoàn tất đầu tư lò sấy lúa, hệ thống tách màu gạo công suất 5 -12 tấn/ giờ nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu gạo Jasmine GlobaGap đi nước ngoài. Công ty còn đặt văn phòng đại diện tại Myanmar, xúc tiến thương mại tại Lào, Campuchia để giới thiệu, bán nhiều mặt hàng nông thủy sản sang những quốc gia này, trong đó có mặt hàng gạo.
Điều đáng nói ở đây là các thương hiệu nổi tiếng như tám thơm Hải Hậu, Dự Hương, Bắc Hương được ưa chuộng nhất trước đây giờ phải nhường chổ cho các loại Thái Jasmine, dẻo Thái AAA, thơm Đài Loan, thơm Hàn Quốc, thơm Hà Lan mới, thơm Nhật được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của những gia đình có điều kiện hay dùng làm quà Tết… Ngay tại vựa lúa ĐBSCL, nhiều người dân còn chuyển hướng mua gạo lúa mùa của Campuchia hoặc gạo Thái Lan để ăn với lý do ngon và an toàn cho sức khỏe bởi lúa của họ trồng dài ngày hơn và ít sử dụng hóa chất. Điều này cho thấy, không chỉ người nông dân chưa chú trọng chất lượng đến sản phẩm sản xuất cung ứng ra thị trường mà ngay chính các DN cũng chưa thực sự coi trọng thương hiệu, cũng như chú ý khai thác thị trường gạo và sản phẩm gạo nội địa.
Mùa thu hoạch miền Tây Nam bộ
Bà Nguyễn Thị Thiện, Phó giám đốc Công ty thương mại Tân Thành cho rằng, để phát huy thị trường nội địa trước tiên để thay đối vấn đề này đòi hỏi DN phải gắn kết được với người nông dân nhằm đảm bảo chất lượng, bao tiêu từ ngay khâu đầu vào đến giá cả, chất lượng đầu ra. Đây là một việc không phải dễ dàng bởi cái khó là nếu DN không nỗ lực và trường vốn sẽ rất khó thành công. Sau một thời gian dài thử nghiệm, đầu tư công sức, tiền bạc để xây dựng thương hiệu, phải chờ sự đón nhận của thị trường. Có quyết tâm và mong muốn thì con đường quay trở lại thị trường nội địa vẫn nhiều gian nan, tuy nhiên, không phải nhiều DN nhận ra vấn đề này
Một số chuyên gia về lĩnh vực này đã chỉ ra rằng, lúa gạo và các sản phẩm từ hạt gạo là lương thực phổ biến của người Việt. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, ngay chính trên sân nhà, nơi có trên 90 triệu người tiêu dùng, gạo và sản phẩm gạo của Việt Nam lại chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng tầm. Thậm chí, nhiều DN, sản phẩm gạo của nước ngoài của Thái lan, Trung Quốc… vẫn có chỗ đứng và phát triển, không chỉ các loại cao cấp mà cả chất lượng trung bình. Chính vì vậy DN cùng Nhà nước phải cùng nhau nhìn lại vấn đề đi đến giải pháp hỗ trợ, đồng thuận để gạo Việt xứng tầm hơn