THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:19

Gần 33% lao động có mức thu nhập thấp, phải chi tiêu tằn tiện

 

ảnh minh họa

Đây là thông tin từ cuộc khảo sát về tiền lương, thời gian làm thêm của Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện từ tháng 3-4/2017, được công bố tại Hội thảo Điều kiện lao động, thời giờ làm việc và năng suất lao động do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Chương trình Better Work tổ chức vừa qua.

Chính vì thu nhập không đủ sống nên một số lao động có mong muốn làm thêm để tăng thu nhập, lo cho gia đình. Những lao động này đều cho biết, thực ra họ không mong muốn làm thêm nhưng vì thu nhập thấp không đủ sống nên phải làm.

Khảo sát cũng cho thấy có tới 97% doanh nghiệp tăng thời gian làm thêm của người lao động. Thu nhập thực tế của người lao động chỉ tăng trên tiền lương cơ bản khoảng 1 triệu đồng.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho rằng, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm giờ khiến nhiều người lao động làm việc căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, giảm sút, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu…

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cũng nêu thực trạng đáng lo ngại, đó là nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động tối đa chỉ từ 10-15 năm. Theo đó, DN tuyển công nhân lúc họ mới 20 tuổi, nhưng sử dụng tối đa chỉ đến 35 tuổi- khi sức khỏe suy giảm thì DN tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động khiến người lao động phải nghỉ việc ở tuổi 35...


PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh