THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:58

Gần 29.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động theo Quyết định 23

Chi trả gói hỗ trợ an sinh bằng tiền mặt đến tay người dân

Chi trả gói hỗ trợ an sinh bằng tiền mặt đến tay người dân

Cụ thể, nhóm chính sách về bảo hiểm: Tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là 5,341 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 375.823 đơn vị sử dụng lao động và 11,39 triệu người lao động. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã rà soát và thông báo cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với 11.238.000 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7/2021 đến hết 6/2022 với tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.322 tỷ đồng.

Chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất đã được thực hiện tại 57/63 tỉnh, thành phố với tổng số 812 đơn vị sử dụng lao động và 156.384 người lao động, tổng kinh phí 1.088,5 tỷ đồng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 3.875 lao động tại 36 đơn vị để làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề. Tại 6 tỉnh, thành phố, 11 đơn vị sử dụng lao động được phê duyệt hỗ trợ 2,55 tỷ đồng để đào tạo nghề, duy trì việc làm cho 943 người lao động.

Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã xác nhận danh sách cho 2,72 triệu người lao động của 67.843 đơn vị sử dụng lao động để đề nghị hưởng các chính sách hỗ trợ tại 63 tỉnh, thành phố.

Về nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền, đến nay tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền là 22,55 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ 14,37 triệu đối tượng. 947.155 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại 60/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ với tổng số tiền 2.886 tỷ đồng. 410.605 người lao động ngừng việc tại 55/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ 488 tỷ đồng. 2.005 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại 45/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ 7,9 tỷ đồng.

635.860 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng và 29.650 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/trẻ em. Ngoài ra, 11.920 người lao động mang thai và 210.290 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động cũng đã nhận được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/người.

1.565 đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV tại 52/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ kinh phí 5,8 tỷ đồng. 12.270 hướng dẫn viên du lịch tại 54/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ kinh phí 45,5 tỷ đồng. 216.975 hộ kinh doanh tại 59/63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ với kinh phí 607 tỷ đồng.

Gần 14 triệu người lao động tự do và các đối tượng đặc thù tại 63 tỉnh, thành phố đã được hỗ trợ với tổng kinh phí 18,08 nghìn tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các công ty xổ số kiến thiết…

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, ngân sách nhà nước đã chi 10,25 nghìn tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho trên 6,56 triệu đối tượng.

Về nhóm chính sách cho vay vốn: Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đã phê duyệt hồ sơ cho 1.774 lượt người sử dụng lao động vay vốn 984,5 tỷ đồng để trả lương cho 270.870 lượt người lao động. Đã giải ngân 977,9 tỷ đồng hỗ trợ 1.765 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho 268.859 lượt người lao động.

Trong tổng số người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hỗ trợ vay vốn, số đơn vị sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc chiếm 62%; số NSDLĐ vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất sau khi tạm dừng hoạt động chiếm 24,5%; số NSDLĐ vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên chiếm 13,5%.

Một số địa phương có tổng kinh phí giải ngân cao là: Bắc Giang (332,3 tỷ đồng), Thành phố Hồ Chí Minh (115,7 tỷ đồng), Bắc Ninh (94,8 tỷ đồng), Cần Thơ (65,6 tỷ đồng), Hà Nội (61,6 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và NSDLD bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg  quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng Covid-19 cũng đã được thực hiện tích cực.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, về cơ bản đã hoàn thành xong việc xác định số giảm đóng cho 363.600 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,68 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm đóng (từ tháng 10/2021 đến 9/2022) khoảng 7.595 tỷ đồng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã rà soát và gửi Danh sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đến 357.964 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với 11.865.833 lao động thuộc diện được hỗ trợ. 345.775 đơn vị đã gửi danh sách xác nhận hưởng hỗ trợ cho 11.784.920 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị hỗ trợ là 1.348.852 người. 28.700 người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 12.379.243 lao động (gồm 11.467.054 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 912.189 người đã dừng tham gia) với số tiền hỗ trợ 29.294 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 29.220 tỷ đồng cho 12.334.833 người lao động, trong đó đại đa số là chi trả qua tài khoản cá nhân.

Ngoài ra, một số chính sách an sinh xã hội khác cũng đã được triển khai nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 42 tỉnh, thành phố hỗ trợ 13,21 tỷ đồng cho 2.563 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em, số tiền 12,81 tỷ đồng) và 401 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức 1 triệu đồng/trẻ em, số tiền 401 triệu đồng).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

NGUYỄN SÍU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh