THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:31

Ép nhân viên đi làm ngày lễ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

Thông tin trên An ninh Thủ đô cho biết, Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định,  người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết, như Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch) được nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc tế lao động (1/5 dương lịch) được nghỉ 1 ngày.

Ép nhân viên đi làm ngày lễ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng; Phạt đến 15 triệu nếu không đóng BHXH cho người giúp việc - Ảnh 1.

Hành vi buộc người lao động làm thêm giờ sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng

Năm nay, ngày 30/4 và 1/5 rơi vào thứ Năm và thứ Sáu nên người lao động sẽ được nghỉ làm trong 2 ngày này. Với những doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật thì người lao động còn được nghỉ liên tiếp 4 ngày.

Trường hợp do yêu cầu công việc để đáp ứng sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào ngày này thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ. Như vậy, nếu đi làm vào dịp nghỉ lễ, tổng tiền lương mà người lao động nhận được ít nhất bằng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định hiện hành (Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP), nếu vi phạm quy định về nghỉ lễ với 1 người lao động, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng. Mức phạt tối đa là 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên.

Song theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ 15/4, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm hoặc nghỉ lễ, tết sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng - mức phạt cao gấp 20 lần so với quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động hoặc quá 12 giờ /1 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần sẽ bị bị phạt tiền theo một trong các mức:

Từ 5-10 triệu đồng với vi phạm từ 1-10 người lao động; Từ 10-20 triệu đồng với vi phạm từ 11-50 người lao động; Từ 20-40 triệu đồng với vi phạm từ 51-100 người lao động; Từ 40-60 triệu đồng với vi phạm từ 101-300 người lao động; Từ 60-75 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo Người lao động đưa tin, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15-4, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 

Theo đó, điểm b, khoản 2, điều 29 của nghị định này quy định phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) có một trong các hành vi: Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật để NLĐ tự lo bảo hiểm. Mức phạt tiền trên đồng thời cũng áp dụng đối với NSDLĐ có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình (điểm a, khoản 2 điều 29). Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi sử dụng NLĐ cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của NLĐ cao tuổi.

Đặc biệt, NSDLĐ cũng bị phạt 2-5 triệu đồng nếu không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định hoặc không rút ngắn thời gian làm việc với NLĐ trong năm cuối trước khi nghỉ hưu. Mức phạt sẽ lên đến 10-20 triệu đồng nếu NSDLĐ vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, năm hoặc nghỉ lễ, Tết; 20-25 triệu đồng nếu huy động NLĐ thêm giờ mà không được sự đồng ý của họ.

MỘC MIÊN (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh