THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 12:11

Bình Dương:

Duy trì nguồn cung lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Năm 2022: Cần khoảng 80.000 - 90.000 lao động

Mục tiêu trọng tâm trong năm 2022 là tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; nhanh chóng khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân; ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng và nguồn nhân lực y tế.

Về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống COVID-19, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế: tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch đến người lao động; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh gắn với phòng, chống dịch và tổ chức thực hiện theo phương án; thực hiện việc tiêm vacxin cho người lao động…

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, qua khảo sát nhanh nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh trong Quý I/2022 và năm 2022.

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, qua khảo sát nhanh nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh trong Quý I/2022 và năm 2022.

Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vacxin cho người dân 18 tuổi trở lên cơ bản được bao phủ và với cơ chế thông thoáng, thuận lợi về lưu thông vật tư, hàng hóa, việc thực hiện các phương án hoạt động sản xuất được tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo số liệu thống kê đến nay có trên 930.000 lao động (tham gia bảo hiểm xã hội) trở lại làm việc (đạt tỷ lệ 90,1% so với tháng 5/2021) tại 18.000 đơn vị sử dụng lao động.

 

Về nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh: Theo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, qua khảo sát nhanh nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh trong Quý I/2022 và năm 2022. Cụ thể,

Trong quý I/2022: nhu cầu tuyển dụng khoảng 40.000 lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất các đơn hàng đã ký kết, đơn hàng mới trong quý I/2022; nhu cầu tuyển dụng trong thời gian này cơ bản được đáp ứng một phần trên cơ sở số lao động chưa trở lại làm việc tại doanh nghiệp sẽ trở lại làm việc; số lao động thất nghiệp sẽ trở lại thị trường lao động; đặc biệt là sau tết Nguyên đán người lao động ở các tỉnh sẽ đến, trở lại Bình Dương làm việc.

Trong năm 2022: cần khoảng 80.000 - 90.000 lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả tuyển dụng thay thế lao động nghỉ việc và tuyển mới (tỷ lệ 80% lao động phổ thông). Tập trung vào các ngành nghề: sản xuất Gỗ nội thất, giày da, dệt may, gỗ, thực phẩm, thương mại dịch vụ, điện tử …

Trong năm 2022: cần khoảng 80.000 - 90.000 lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Trong năm 2022: cần khoảng 80.000 - 90.000 lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Giải pháp duy trì nguồn cung lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Nhằm duy trì nguồn cung lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trên địa bàn, ông Lê Minh Quốc Cường, GĐ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương chia sẻ một số giải pháp sau:

Chủ trì, phối hợp Liên đoàn lao động tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn các đơn vị/doanh nghiệp thực hiện các đúng quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động; khuyến khích người sử dụng lao động có chính sách tiền lương, tiền thưởng các chính sách phúc lợi tốt nhất trong khả năng để thu hút, giữ chân người lao động; thực hiện việc thông báo và cam kết các chính sách về tiền lương và các chế độ phúc lợi của doanh nghiệp đến người lao động, đặc biệt là chế độ tiền thưởng tết, các chế độ phúc lợi sau Tết Nguyên đán 2022.

Ông Lê Minh Quốc Cường – GĐ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương chia sẻ một số giải pháp duy trì nguồn cung lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Minh Quốc Cường – GĐ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương chia sẻ một số giải pháp duy trì nguồn cung lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

 Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động: tăng cường việc nắm bắt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để kết nối cung cầu lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối thông qua các ứng dụng trực tuyến: zalo (“Trung tâm Dịch vụ Việc làm Bình Dương”), web (vieclambinhduong.vn)…; cung cấp thông tin tuyển dụng đến cấp xã, phường; kết nối thông tin tuyển dụng lao động với các tỉnh thông qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, hệ thống Liên đoàn lao động, các Hội, Đoàn thể để vận động người lao động về quê quay trở lại Bình Dương làm việc, thu hút người lao động mới đến Bình Dương; thực hiện hiệu quả các chế độ hỗ trợ người lao động từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm đưa người lao động sớm tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch số 5343/KH-UBND ngày 21/10/2021 về phối hợp thu hút, đón người lao động từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc; phối hợp với các tỉnh, thành phố có nguồn lao động nhằm thống nhất cơ chế phối hợp, hỗ trợ để người lao động trở lại, đến Bình Dương làm việc được thuận lợi (cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng, hỗ trợ tiêm vacxin, đón người lao động...) sau Tết Nguyên đán và trong dài hạn (Bình Dương đã ký kết cơ chế phối hợp với 14 tỉnh: Đăk Nông, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kon Tum, An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bình Định, Bắc Giang).

Bình Dương tổ chức nhiều phiên giao dịch nhằm cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp.

Bình Dương tổ chức nhiều phiên giao dịch nhằm cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp.

Phối hợp cùng với các cấp, các ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các chính sách nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa và các hoạt động hỗ trợ khác nhằm chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động ở mức cao nhất gắn với khả năng, nguồn lực của tỉnh giúp người lao động an tâm sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp, gắn bó với tỉnh Bình Dương.

Tham gia các Hội nghị đối thoại, thu hút đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức; trên cơ sở đánh giá tình hình ổn định của dịch bệnh, Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị chuyên đề về lao động, việc làm với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu đào tạo, các kiến nghị của doanh nghiệp về lao động, đào tạo; tăng cường vai trò hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong việc phối hợp, liên hệ với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19 có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đồng thời ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt để tạo điều kiện sống tốt hơn cho người lao động về vấn đề nhà ở trong thời gian tới. Tỉnh dự kiến trong những năm tới sẽ xây dựng thêm 1 triệu căn nhà ở cho công nhân. Để thực hiện kế hoạch này, Bình Dương đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan Trung ương xem xét, hỗ trợ cho Bình Dương hoặc cho vay khoảng 10.000 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương để cùng các nguồn vốn hợp pháp khác của Bình Dương triển khai thực hiện kế hoạch trên.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh