THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:09

Đường đua F1 Mỹ Đình được thiết kế như thế nào

 

Đường đua Mỹ Đình có tổng chiều dài 5,565 kilomet.

 

Hình dạng đường đua, các phương án vị trí cùng dữ liệu bản vẽ CAD đã sớm được lập trong báo cáo tiền khả thi trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Dựa trên các dữ liệu này, nhóm chuyên gia của F1 sẽ kiểm tra và chạy thử trên mô hình thực tế ảo. Sau đó, họ sẽ xác định được sơ bộ trên lý thuyết các thông số về tốc độ, lực quán tính tác động lên xe ở các khúc cua cũng như hoạt động tổng thể của đoàn đua và nhiều thông số khác.

Theo kết quả khảo sát đánh giá toàn diện địa điểm tổ chức của nhóm chuyên gia F1, khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình có sẵn một số hạ tầng phục vụ cho thể thao, và là phương án tối ưu để tổ chức giải đua. Địa điểm này cũng phù hợp quy hoạch là khu vực để tổ chức các sự kiện thể thao quy mô quốc gia và thế giới.

Sau bước này, ở giai đoạn thiết kế quyết định, công ty của kiến trúc sư Herman Tilke sẽ lập bản vẽ chi tiết trước khi trình duyệt Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Liên đoàn đua xe thế giới (FIA) và đơn vị tổ chức Vietnam Grand Prix. Tilke từng thiết kế nhiều đường đua F1 như Sepang (Malaysia), Thượng Hải (Trung Quốc), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Marina Bay (Singapore)...

Giải đua xe F1 đã trải qua lịch sử hơn 60 năm tổ chức, với rất nhiều chặng đua diễn ra trên các đường đua đẹp. Vì thế, khi thiết kế đường đua mới, các kiến trúc sư thường lấy cảm hừng từ thiết kế nổi bật trên các đường đua kinh điển. Khúc cua "hình chữ S" Beckettst tại Silverstone (Anh) và Turn 8 huyền thoại của đường đua Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã được tái hiện lại trên đường đua Austin (Mỹ).

Mô-tuýp đó một lần nữa được sử dụng khi thiết kế đường đua Mỹ Đình. Vì thế, dù diễn ra trên đường phố, nhưng đây lại không phải là một đường đua phố điển hình như tại Singapore, Monaco hay là Baku (Azerbaijan). Các nhà thiết kế đã cố gắng gọt dũa để tránh tối đa việc sử dụng các góc cua 90 độ buồn tẻ và giúp cuộc đua diễn ra hấp dẫn hơn, có nhiều cú vượt mặt hơn thường thấy trên các cuộc đua trên phố.

 

 

Theo phong cách thiết kế thường thấy của Herman Tilke, đường đua Mỹ Đình dài 5,565km gồm 22 góc cua, kết hợp từ tốc độ cao tới trung bình cùng đoạn đường thẳng dài. Đoạn đường thẳng chính được dự tính dài tới 1,5km, nơi tốc độ đoàn đua có thể được đẩy tới 335km/h. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị với người hâm mộ F1 Việt Nam.

Hai cung đường đầu tiên sau khi xuất phát đều là những vị trí có các góc cua tốc độ thấp và trung bình. Cung đường cuối cùng và có đoạn đường thẳng chính sẽ khiến các tay đua rất vất vả khi qua góc cua cuối. Vị trí khu vực kỹ thuật và đường pit sẽ nằm song song với đoạn đường thẳng chính. Các tay đua trở về khu vực kỹ thuật thay lốp sẽ không phải chạy qua Turn 1 và Turn 22. Chi tiết này sẽ giúp các tay đua tiết kiệm thời gian chạy trên đường pit. Vì vậy, chiến thuật tại Vietnam Grand Prix hứa hẹn sẽ đa dạng hơn khi các tay đua sẽ có thể sử dụng chiến thuật hai lần vào pit để vượt mặt các đối thủ.

 

 

Turn 1 và Turn 2 được lấy cảm hứng từ hai góc cua đầu tiên của đường đua Nurburgring (Đức). Đây là vị trí được coi như "thiên đường của các cú vượt mặt" trên đường đua lâu đời này. Những khán giả lâu năm của môn F1 có lẽ chưa quên cú vượt mặt kinh điển của Juan Pablo Montoya (McLaren) khi núp gió phía sau Giancarlo Fisichella (Renault) suốt đoạn đường thẳng dài trước khi chiến thắng đối thủ ngay tại điểm cua của Turn 1 ở Grand Prix Đức 2006.

Đoạn đường từ Turn 12 tới Turn 15 lại được thiết kế trên cơ sở đường đua Monaco, chạy Turn 1 ngược lên đội Massenet. Từ Turn 16 đến Turn 19 thì áp dụng thiết kế điển hình "S-Curves" của đường đua Suzuka (Nhật Bản), hàng loạt cú bẻ cua trái, phải với tốc độ cao sẽ khiến nhiều tay đua chóng mặt, thậm chí văng ra lề khi chưa hoàn thành xong cung đường rùng rợn này.

 

 

Ba góc cua cuối từ Turn 20 đến 22 lại có nét tương đồng với đoạn đường từ Turn 2 tới Turn 4 của đường đua Sepang (Malaysia). Tại đây, các tay đua, sau khi vừa cua trái cực gấp, phải lao vào góc cua tốc độ cao kéo dài. Đó là quãng đường cực khó khăn và đầy thách thức cho các tay đua nếu muốn hoàn thành vòng đua một cách hoàn hảo. Rất nhiều sai lầm có thể xảy ra tại đây, các tay đua chạy sau có thể núp gió phía sau đối thủ trước khi bứt phá và vượt mặt khi đến Turn 1.

Các chuyên gia của giải đua F1 cũng như giám sát giải đua F1 Charlie Whiting đã nhiều lần đến Hà Nội và kiểm tra thực tế vị trí đường đua. Liên đoàn đua xe thế giới (FIA) cũng đã cấp chứng chỉ hạng 1 - cấp cao nhất được cấp với một đường đua F1 - cho đường đua Mỹ Đình. FIA cũng khẳng định đường đua Mỹ Đình đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và hoàn toàn đủ khả năng tổ chức giải đua F1.

 

 

Thời gian đến tháng 4/2020 ngày tổ chức giải Vietnam Grand Prix không còn dài, nên sau lễ ký kết hợp đồng, đơn vị tổ chức sẽ phải bắt tay ngay vào việc thiết kế xây dựng hoàn chỉnh đường đua để kịp tiến độ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh