Đức Thọ (Hà Tĩnh): Xã nông thôn mới đối mặt với rác thải
- Dược liệu
- 18:42 - 17/04/2018
Bãi rác giữa đồng Mụ Bùi (Đức Trung) chai lọ (thủy tinh) vỡ, kính vỡ đổ lẫn với rác sẽ có nguy cơ tiềm ẩn biến đất ruộng thành đất chết
Ông Phan Tiến Dũng- Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) trao đổi với chúng tôi qua điện thoại: “Xã Tùng Ảnh chúng tôi về đích NTM đã 5 năm.Trước khi bãi rác Phượng Thành đóng cửa, xã Tùng Ảnh cũng như các xã khác đã về đích NTM của huyện Đức Thọ đã thực hiện tốt Bộ tiêu chí, trong đó có tiêu chí về Môi trường. Vào thời điểm đó, các xã thành lập Hợp tác xã môi trường, quy hoạch bãi tập kết rác, thu gom, phân loại rác. Sau khi phân loại, rác không xử lý được ở hộ gia đình thì Hợp tác xã môi trường thu gom đúng quy định, sau đó chở tập kết tại bãi rác Phượng Thành. Sự thật là các xã không đủ năng lực ( cả công nghệ và con người) để xử lý rác thải theo nội dung thứ 5 (tiêu chí 17)”.
Như Dân sinh đã đưa tin: Do quá tải, thiếu công nghệ xử lý, bãi rác Phượng Thành đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân đặc biệt là nhân dân thôn Phượng Thành (xã Tùng Ảnh), thôn Đông Xá (xã Đức Hòa), nên họ đã làm đơn tập thể kêu cứu lên UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Chúng tôi đã trực tiếp đối thoại với một số người dân Phượng Thành, Đông Xá, tại sao ô nhiễm môi trường trầm trọng như vậy mà cả ba xã đều về đích NTM thì nhận được câu trả lời: “ Ô nhiễm môi trường là do các xã khác trong huyệ
n đến đổ rác, còn xã chúng tôi thì làm tốt các nội dung trong tiêu chí 17 về Môi trường”.
Khói bay vào làng, ô nhiễm cả bầu không khí.
Đã hơn một tháng nay, bãi tập kết rác Phượng Thành đóng cửa, 28 xã thị trấn trên địa bàn huyện Đức Thọ vô cùng bế tắc và lúng túng xử lý rác. Rác không đổ ở Phượng Thành Phượng thì hai bên đường quốc lộ. Rác chất đống nằm giữa giải hành lang phân cách trên trục đường quốc lộ 8A (quãng từ cầu Kênh đến bùng binh, ngã 4 Đức Thọ). Rác phơi ở ngã Ba, ngã Tư, vất bừa bãi trên kênh mương nội đồng. ..
Từ đê Bấn đến chợ Tùng Ảnh rác chất đống bờ đê, mùi hôi thối nồng nặc bay lên, ruồi nhặng và côn trùng bám đầy.
Đợt này, nắng nóng, cứ buổi chiều, cư dân dọc đê đốt rác. Khói bay vào làng, ô nhiễm cả bầu không khí.
Ảnh 7036: Rác chất đống bên đê La Giang
Một số xã đã “sáng kiến” đổ rác ra đồng. Nếu như xã Đức Vĩnh “tập kết” rác vào đất bãi (giáp ranh giữa Hưng Nguyên và Đức Thọ), nếu thôn Lộc Phúc xã Đức Long phơi rác bên cánh đồng Bàu Môn, thì xã Đức Trung có 5 thôn: Thôn Trung Nam, thôn Trung Tiến, thôn Trung Khánh, thôn Trung Bắc, thôn Trung Đông, mỗi thôn có một bãi chứa rác giữa đồng, khoảng cách không xa khu vực dân cư, có đường đi lại thuận tiện để đổ rác
Từ UBND xã Đức Trung, chúng tôi đã ra đồng Mụ Bùi. Đây là bãi rác của thôn Trung Nam. Bãi chứa rác đặt cạnh mương nước, trên một bãi đất cao được chắn bới cọc bê tông và lưới mắt cáo. Theo quan sát của chúng tôi bãi rác chưa được phân loại. Mùi hôi thối bốc lên ngột ngạt. Nguy hiểm nhất là chai lọ (thủy tinh) vỡ, kính vỡ đổ lẫn với rác sẽ có nguy cơ tiềm ẩn biến đất ruộng thành đất chết. Chỉ mới hơn nửa tháng tập kết mà giữa đồng Mai Hồ, Hợp tác xã môi trường thị trấn Đức Thọ đã chất rác thành núi. Một lãnh đạo UBND thị trấn Đức Thọ phân trần: “ Chúng tôi đang xây dựng đô thị văn mình, nhưng đối mặt với rác thế này, thật là nan giải. Mấy lâu nay, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Mặt trận cùng với toàn dân lo rác, nhưng bế tắc nhất là không có công nghệ xử lý. Chúng tôi đang lo nếu bãi rác Phượng Thành tiếp tục đóng cửa tháng nữa, nguy cơ chúng tôi “ vỡ trận “ vì rác”.
Chiều hàng ngày, HTX trường thị trấn gom rác đổ tạm vào địa điểm cánh đồng Mai Hồ.
Trong lúc các xã, thị trấn đang mỏi mắt chờ đợi bãi rác Phượng Thành mở cửa trở lại, thì tại bãi rác Phượng Thành Lò đốt rác tiếp tục vận hành, nhưng công suất bé, số lượng rác xử lý không được là bao. Để tạm thời xử lý bãi rác quá tải,người ta đã cho lấp đất, rải dầu đốt. Theo chị Đông Hiền (thôn Phượng Thành) gần đây không chịu được khói rác bay vào làng, một số người dân trong đó có cả cụ già đã ra bãi rác lấy nước dập lửa.
Được biết, Huyện ủy, UBND huyện Đức Thọ cùng các ban ngành đã có những động thái tích cực để xử lý vấn đề rác. Nhưng đó chỉ là những giải pháp trước mắt. “Muốn phát triển bền vững, xây dựng NTM bền vững, Đức Thọ cần có đa giải pháp. Tất cả người dân tham gia xử lý rác tại hộ gia đình đã đành, nhưng về phía huyện dứt điểm phải có công nghệ xử lý. Chứ hứa với dân như lâu nay mà không có công nghệ xử lý thì cũng chỉ hứa suông”. Thầy TR. Đ. Đ. (GV hưu trí xã Đức Long) chia sẻ.